Cá trắm cỏ là một loài cá nước ngọt có cùng họ với cá chép. Thịt cá trắm cỏ là một món ăn ngon với hàm lượng dinh dưỡng rất cao, ngày càng được ưa chuộng trong thị trường nội địa cũng như xuất khẩu. Vì vậy nên mô hình nuôi trắm cỏ đang được nhiều nông dân lựa chọn. Quy trình nuôi cá trắm cỏ cũng vô cùng đơn giản nhưng để nuôi cá trắm cỏ mau lớn, đạt được hiệu quả về kinh tế cao nhất thì đòi hỏi người nuôi phải có kỹ thuật nuôi tốt. Chúng tôi xin giới thiệu với mọi người một cách nuôi hiệu quả để tham khảo, trong quá trình kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ chúng ta cần chuẩn bị như bài viết dưới đây.
Mục Lục
Đặc tính của cá trắm cỏ

Cá trắm cỏ hay còn gọi là cá trắm trắng là loài cá nước ngọt dễ nuôi và mau lớn. Tuy không phải là loài cá nước ngọt có chất lượng thịt thơm ngon nhất nhưng lại được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương do chúng không kén ăn, đề kháng tốt và cho năng suất cao.
Đặc điểm thân cá trắm cỏ:
- Thon dài và có dạng hình trụ, bụng tròn, thót lại ở gần đuôi
- Chiều dài lớn gấp 3,6-4,3 lần chiều cao của thân và gấp 3,8-4,4 lần của chiều dài đầu
- Chiều dài của đuôi lớn hơn chiều rộng của nó
- Đầu trung bình
- Miệng rộng và có dạng hình cung
- Hàm trên dài rộng hơn hàm dưới, phần cuối của nó có thể sát xuống phía dưới mắt
- Không có xúc tu
- Các nếp mang ngắn và thưa thớt (15-19)
- Vảy lớn và có dạng hình tròn
- Màu cơ thể có phần hông màu vàng lục nhạt, phần lưng màu nâu sẫm, bụng màu trắng xám nhạt.
Thức ăn chủ yếu của cá trắm cỏ là các loại cỏ, rong và động vật phù du. Như tôm, tép, ấu trùng cá v.v. Trong điều kiện chăn nuôi nhân tạo, cá trắm cỏ có thể ăn các loại thức ăn nhân tạo (sản phẩm phụ của việc chế biến ngũ cốc như cám hay thức ăn viên chẳng hạn).
Điều kiện nuôi cá trắm cỏ
Điều kiện ao nuôi có diện tích từ 400 – 1000 m2 là thích hợp nhất. Ao nuôi phải quang đãng, không bị cớm dợp, bờ ao chắc chắn không rò rỉ, đáy ao bằng phẳng có lớp bùn dày khoảng 15 – 20cm. Mức nước trong ao giao động từ 1 – 1,2 m, nước quá nông hoặc quá sâu đều ảnh hưởng tới sự phát triển của cá. Nguồn nước cung cấp cho ao phải sạch, không bị ô nhiễm bởi các nguồn chất thải, nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà máy ở khu công nghiệp, Ph nước 6,5 – 7,5 hàm lượng ô-xi hòa tan, duy trì từ 34 mg/l.
Sau mỗi vụ nuôi cần tiến hành tháo cạn, dọn sạch cỏ, tu sữa bờ, vét bùn (nếu lượng bùn quá nhiều nên vét bớt, chỉ để lại lớp bùn từ 15 – 20 cm). Bón vôi để diệt cá tạp và các mầm bệnh. Lượng vôi bón từ 7 – 10 kg/ 100 m2 đáy ao. Cách bón: Vôi được rắc đều lên mặt đáy ao và các thành bờ sau đó phơi nắng từ 2 – 3 ngày rồi mới cho nước vào ao.
Cách lấy nước vào ao cá trắm cỏ

Nước lấy vào ao phải được lọc qua đăng hoặc lưới có mắt nhỏ; để phóng cá dữ, cá tạp xâm nhập theo dòng nước vào ao. Dùng 20 – 30 kg phân chuồng để bón lót cho 100 m2 ao trước 2 – 3 ngày để chuẩn bị thả cá. Thời vụ thả cá giống gồm: Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 3; Vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9.
Tiêu chuẩn cá giống: Chọn những con giống cỡ lớn đồng đều từ 10 – 15 cm/con. Cá giống phải khỏe mạnh, vẩy hoàn chỉnh, không mất nhớt, cỡ cá đồng đều và không có bệnh.
Mật độ thả: Thả cá giống từ 2 – 3 con/ 1 m2 ao.
Hướng dẫn thả cá
Cá giống sau khi vận chuyển từ cơ sở mua bán giống về đến ao phải cho cá làm quen với môi trường nước mới trước khi thả bằng cách ngâm dụng cụ vận chuyển xuống ao từ 5 – 10 phút sau đó mở dụng cụ ra và cho nước ao từ từ vào trong với lượng nước bằng nước đã có và từ từ thả cá ra.
Nên tắm cho cá trước khi thả xuống ao bằng muối ăn pha loãng với nước sạch, liều lượng từ 2 – 3%, thời gian từ 5 – 10 phút. Bà con nên mua cá giống ở những cơ sở có uy tín. Được nhà nước cấp phép hoạt động để đảm bảo chất lượng cá giống. Nên thả cá vào buổi sáng hoặc chiều mát để đạt được tỉ lệ sống cao.
Lựa chọn thức ăn phù hợp
Thức ăn xanh gồm các loại cỏ, rong, bèo tấm, bèo dâu, lá chuối, lá sắn. Nên cho cá ăn đủ hàng ngày để đảm bảo cá phát triển tốt. Ở giai đoạn đầu các loại thức ăn như lá cỏ, sắn, thân cây chuối, lá ngô, lá chuối cần được băm nhỏ để vừa cửa miệng của cá.

Khi cá đạt từ 0,8 kg/con trở lên có thể cho cá ăn trực tiếp các loại cỏ, lá sắn, lá chuối còn thân cây chuối vẫn phải cắt nhỏ. Sau mỗi lần cho ăn cần kiểm tra vớt bỏ các cọng cỏ, cây, lá già cá không ăn được; để tránh làm ô nhiễm nguồn nước trong ao.
Về lượng thức ăn phù hợp: Cỏ, lá sắn, lá ngô tươi cho ăn từ 30 – 40% trọng lượng cá thả trên ao/ngày. Với rong, bèo, cây chuối cho ăn 60% trọng lượng cá thả trong ao/ngày. Thức ăn tinh, thức ăn tự chế biến, cám gạo, cám ngô cho cá ăn. Với khẩu phần từ 1,5 – 2% trọng lượng cá có trong ao.
Xem thêm những bài viết hay khác tại đây.