Cây chanh Thái (hay còn gọi là chanh Chúc, chanh lá số 8… ) có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á. Đây là cây có quả và lá thường dùng làm gia vị trong các món ăn hàng ngày; và sử dụng trong món ăn ở các nhà hàng từ bình dân đến cao cấp. Vốn dĩ vị của nó nồng hơn cây chanh thường đến 3-5 lần.
Do cây chanh Thái có tinh dầu rất thơm nên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ ẩm thực, dược phẩm đến mỹ phẩm; trong đó bộ phận được sử dụng phổ biến nhất trên cây là lá, và quả. Món lẩu Thái nhất thiết phải có loại lá chanh này để tạo nên hương vị đặc trưng kiểu Thái Lan. Ngay dưới đây hãy tìm hiểu cách trồng cây chanh Thái hiệu quả nhé.
Mục Lục
Phân loại cây chanh Thái
Chanh Thái có 2 loại :
- Loại lá hình số 8 không gai ( Merdeca lime)
- Loại lá số 8, có gai ( Kaffin lime).
Cả 2 loại đều có trái nhăn nheo, lớn bằng quả trứng gà. Khi trái chín chuyển sang màu vàng nhạt, và giảm mùi vị, cho nên nếu dùng trái thì hái lúc còn xanh. Quả chanh Thái ít nước, không có hạt hoặc ít hạt.
Kỹ thuật trồng cây chanh Thái
![cây chanh Thái](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/truc_01.jpg)
Nhân giống cây bằng giâm cành
Chủ yếu bằng cách ghép cành, chiết cành hoặc giâm cành. Chiết hoặc ghép cành thì thực hiện như cây có múi ở nước ta.
Khi giâm cành cần chọn cành bánh tẻ ( không non, không già); cắt ngọn, tỉa hết chỉ còn 2 lá; sau vài ngày cho vết cắt khô lành; sau đó cắt nhánh dài khoảng 20cm ( bằng gang tay), nhưng phần gốc cành giâm vào thuốc kích thích ra rễ trước khi giâm vào đất ẩm. Đất phải tơi xốp, ướt vừa phải; lấy chiếc đũa chọc một lỗ sâu 5 cm trong đất, cho nhánh chanh vào, ém thật chặt. Dùng 4 cây que để chống khi đưa chậu vào trong một bao nylon có đục 5 – 7 lỗ nhỏ; cột miệng lại, đưa vào chỗ yên mát.
Hàng tuần nhẹ nhàng mở miệng bao ra kiểm tra; nếu thấy đất hơi khô thì châm thêm chút nước; xong cột miệng bao lại, để vào chỗ cũ. Khi giâm cành phải chú ý giữ độ ẩm thường xuyên và không làm lay động gốc; thành công hay thất bại phần lớn do yếu tố này.
Sau 3 – 4 tuần mở bao ra kiểm tra; nếu thất cành vẫn xanh tươi là thành công. Khi thấy cành nhú lên lá non mới bỏ bao, đem cây ra ngoài, để trong mát, chỗ không có gió ( gió làm lay cành, đứt rễ non) vài ngày; rồi đem ra nắng từ từ để cây thích nghi dần. Giâm cành vào mùa thu, thời tiết mát mẻ, dễ thành công hơn mùa hè.
Trồng đất hoặc trồng chậu
Cây chanh Thái có thể trồng trong đất hoặc trong chậu như cây chanh, cây tắc nước ta. Nếu trồng chậu nên chọn loại chậu lớn; có nhiều lỗ thoát nước. Đất trồng phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng hữu cơ. Sau 3 tháng, 6 tháng bón thêm phân chuồng; ngoài ra 10 – 15 ngày bổ sung phân NPK 20-20-20 khi cây còn nhỏ. Cây trưởng thành muốn có trái bón thêm NPK 10 – 30-30 liều lượng 1 muồng cà phê 4 lít nước tưới vào lúc trời mát. Cây chanh Thái ưa nắng nhưng không chịu khô hạn, ngập úng. Trồng cây chanh Thái chủ yếu là để lấy lá làm gia vị.
Biện pháp chăm sóc cây
![chăm sóc cây](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/chanh-2.webp)
Sau khi trồng cây 10 ngày nếu thấy hiện tượng cây giống bị chết; cần thay thế giống ngay để kịp cho vụ thu hoạch với những cây giống khác. Sau khi trồng khoảng 20 ngày đến 1 tháng những cành cây mới sẽ dần non hơn, màu xanh nhạt; dạng cành bánh tẻ cần bón thêm giúp cây có thể ra nhiều cành mới.
Sau khi trồng 1,5 tháng cần vệ sinh cỏ cho cây, nếu để quả mọc um tùm, cây sẽ bị cỏ lấy đi nhiều chất dinh dưỡng từ đất. làm cây còi cọc, phát triển chậm. Cần tưới nước thường xuyên cho cây. Tần suất tưới thích hợp là 2 ngày một lần trong khoảng 1 tháng đầu tiên.