Cá bống bớp là loài có chất lượng thịt thơm ngon và bổ dưỡng. Vì vậy đây là sản phẩm được ưa chuộng, kể cả thị trường trong nước và xuất khẩu như Trung Quốc, Hồng Kông,…Để có một mô hình nuôi cá bống bớp đạt năng suất cao thì hộ nuôi cần đáp ứng nhiều yếu tố, trong đó vấn đề phòng trị bệnh là rất quan trọng. Có một số bệnh mà loài cá này thường dễ mắc phải như lở loét, chướng hơi, phỏng rạ, rận cá,…Với bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về cách phòng và trị một số bệnh, mời bạn tham khảo.
Mục Lục
Bệnh lở loét trên cá bống bớp
Bệnh đóng dấu (lở loét) thường xảy ra vào các tháng giao mùa cuối thu đầu đông và cuối xuân hè là phổ biến. Trên thân cá xuất hiện các vết loét hình tròn viền đỏ hoặc viền trắng xung quanh. Cá bị bệnh kém ăn và lây lan rất nhanh nhất là những ao nuôi bị ô nhiễm và thả cá với mật độ cao.
Phòng bệnh: Định kỳ thay nước cho cá. Nếu sử dụng thức ăn tươi sống cần khử trùng bằng thuốc tím tránh cá bị lây nhiễm bệnh qua thức ăn. Dùng tỏi xay nhuyễn trộn cùng với thức ăn cộng thêm chất kết dính như bột mỳ, bột sắn… cho ăn dùng 500 g tỏi cho 100 kg cá dùng liên tục trong 3 ngày liền. Định kỳ hàng tháng dùng Tiên Đắc 1 với liều lượng 25 g/100 kg cá/ngày. Trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục trong 3 ngày.
Trị bệnh: Tát cạn ao, loại bỏ cá đã bị bệnh lở loét ra. Ngoài ra, tiến hành khử trùng lại đáy ao sau đó tắm thuốc tím với lượng 30 g/m3 trong 5 – 7 phút. Dùng Tiên Đắc 1 với liều lượng 50 g/100 kg cá/ngày. Trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục trong vòng 5-7 ngày liên tục.
![Bệnh lở loét trên cá bống bớp](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/z2882418123147_8da3ef0e1ad65ae030c62e33f90371f0.jpg)
Bệnh chướng hơi, bệnh phỏng rạ
Bệnh chướng hơi: xuất hiện vào mùa hè khi thời tiết biến động bất thường. Cá bị bệnh trướng bụng to, bơi lội kém, mất thăng bằng. Cách phòng, trị bệnh tương tự như bệnh lở loét. Hoặc có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bệnh phỏng rạ: Bệnh xuất hiện quanh năm trên thân cá. Xuất hiện các vết màu trắng và phổng rộp lên. Bệnh có thể tự khỏi khi môi trường thay đổi. Nguyên nhân gây bệnh do môi trường khắc nghiệt như mưa hoặc nắng kéo dài. Để phòng bệnh cần tiến hành thay nước định kỳ. Quản lý tốt chất lượng nước và màu nước trong ao nuôi. Nhất là khi có sự biến động của các yếu tố môi trường. về cách trị bệnh người nuôi cần thay nước cho ao nuôi. Với lượng trên 50% cá sẽ tự khỏi.
Bệnh rận hút chất dinh dưỡng
![Bệnh rận hút chất dinh dưỡng](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/z2882418310664_5139229b439f1117eb9b6e6a632597e9.jpg)
Khi bị bệnh trên thân cá xuất hiện rận bám vào da hút chất dinh dưỡng. Làm cá chậm lớn hoặc trùng mỏ neo ký sinh vào miệng, mang, gốc vây hút máu làm cá chậm lớn thậm chí làm cá chết. Về cách trị bệnh cần dùng Diprex phun xuống ao với liều lượng 200 – 400 g/1.000 m3. Sau 3 ngày lặp lại và trùng mỏ neo sẽ chết hết.
Trên đây là thông tin liên quan đến kỹ thuật nuôi cá bống bớp mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bà con. Mong rằng nội dung bài viết này sẽ giúp bà con có thêm kinh nghiệm. Để triển khai mô hình nuôi cá bống bớp của chính mình. Để biết thêm nhiều thông tin về phòng và trị bệnh thủy sản cũng như nhiều tin tức hữu ích khác. Hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ chúng tôi.