Trong quá trình sinh trưởng và phát triển trong điều kiên tự nhiên cây bơ thường xuất hiện một số loại sâu bệnh gây hại. Cây bơ có sức đề kháng tốt tuy nhiên vẫn có một số loại sâu hại có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và chất lượng trái.
Sâu bệnh có hại trên cây bơ chủ yếu ảnh hưởng nghiêm trọng trong giai đoạn bơ mới trồng nên cần đặc biệt lưu ý việc phòng trừ ngay từ giai đoạn đầu chăm sóc. Nhưng khi cây đã bước vào giai đoạn kinh doanh, có sức sinh trưởng mạnh thì sâu bệnh hại ít khi có thể làm chết cây, nếu áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc cây bơ thì bệnh hại sẽ giảm hẳn. Để có thêm kiến thức về cách phát hiện và phòng trị một số sâu bệnh hại cây hãy tham khảo bài viết sau đây từ tomloe.com
Mục Lục
Những loại sâu hại cho cây bơ
Bơ là loài cây có rất nhiều sâu hại tấn công làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả. Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu là một trong những cách hiệu quả nhất giúp phòng trừ sâu hại cây bơ, tuy nhiên phải vô cùng chú ý đến liều lượng để đạt hiệu quả khi trừ sâu mà không ảnh hưởng đến chất lượng trái bơ
Bọ xít muỗi
Bọ xít muỗi: Bọ xít muỗi non và thành trùng chích hút lá non, phác hoa làm hoa khô, chích trái non làm trái rụng, trái già bị chai, trái nứt. Bọ xít trưởng thành hại nhiều hơn con non. Gây hại chủ yếu vào lúc sáng sơm hay chiều mát ( sau 5 giờ chiều).
![Bọ xít muỗi chích trái non làm trái rụng](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/dac-san-doc-bo-xit-kha-nang-soan-ngoi-bo-cap.jpg)
Con mọt
Mọt đục thân, cành: Mọt đục lỗ vào thân, cành, tạo lỗ, đẻ trứng, một ổ 30-50 trứng, trứng nở, mọt non tiếp tục đục khoét. Vết đục có màu đen, ướt do nấm cộng sinh trên cơ thể mọt. Mọt đục làm cành khô, dễ gãy. Khi bị mọt đục cành cây thường có biểu hiện trên thân, cành có lỗ đục, rỉ nhựa. Các vết đục trên thân, cành do mọt đục cành gây ra.
Nhện đỏ
Nhện đỏ: Gây hại bằng cách chích hút nhựa trên lá, trái non làm lá non bị biến dang hoặc không phát triển được. Bọ trĩ: Gây hại bằng cách chích hút nhựa trên lá, trái, bông. Triệu chứng trên lá có màu đồng. Da trái có triệu chứng “da cá sấu”. Trên bông làm bông khô, rụng. Trái bị hại giảm ấp, nhưng thịt trái vẫn ăn được.
![Nhện đỏ chích hút nhựa trên lá, trái non làm cây không phát triển được](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/red-jumping-spider-is-on-rock-in-a-blur-background-animals.jpg)
Rệp sáp
Rệp sáp: Rệp chích hút nhựa, tiết nước bọt có độc tố, làm biến dạng mô phân sinh. Rệp bài tiết mật ngọt thu hút kiến, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Sâu ăn lá, gặm quả: Sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng câu lớn. Có thể tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây. Ban ngày, sâu ẩn núp dưới gốc cây, đêm đến bò ra phá hại. Sâu cuốn lá: Bướm đẻ trứng trên lá non, trứng nỏ thành sau, sâu nhả tơ cuốn lá lại để làm tổ. Sâu làm nhộng trong các tổ lá, khoảng 5-7 ngày sau, vũ hóa. Bơ tươi dùng chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại
Phương pháp phòng sâu hại bơ
- Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, không nên trồng xen canh hoặc luân canh cây bơ với các cây họ cà.
- Không trồng bơ trên những vùng đất kém thông thoát, không thể thoát nước hoặc ẩm thấp vì đây sẽ là nơi trú ngụ của các loại nấm bệnh.
- Không sử dụng những cành của cây bị bệnh để nhân giống.
- Nên sử dụng các giống bơ thuộc chủng Mexico vì khả năng kháng bệnh cao.
Hầu hết các loài sâu hại bơ đều gây hại trong thời kỳ cây ra lộc. Non và thời kỳ ra hoa đậu trái non ( trừ sâu đục cành). Vì vậy, chúng ta cần tiến hành các biện pháp can thiệp sớm. Ngay từ đầu thời kỳ sẽ thu được hiệu quả cao. Cây bơ thường ra lộc khỏng 3-5 lần mỗi năm và ra hoa 1 lần cùng đợt lộc Xuân. Nên khi thấy trong vườn bơ có khoảng 30% số cành đã nhú lộc. Được khoảng 3cm tiến hành phun phòng lần 1. Sau đó 5-7 ngày sau phun lại lần 2 sẽ hạn chế được hầu hết các loại sâu hại.