Tình hình dịch bệnh Covid-19 mặc dù đang được kiểm soát. Nhưng vẫn còn rất nhiều những khu bị nhiễm bệnh và vẫn chưa an toàn tuyệt đối. Vì vậy, các hoạt động kinh doanh vẫn còn phải hạn chế mở một mức độ nhất định. Khi uống rượu bia thì con người thường có nguy cơ tiếp xúc nhiều hơn. Qua đó, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại quán nhậu tương tự như bar, karaoke,… cũng sẽ cao hơn. Cho nên Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM chưa thể đề xuất cho hoạt động rượu, bia được kinh doanh trở lại.
Mục Lục
Lý giải về tham mưu “không bán rượu, bia” trong các tiêu chí

Trưa 25-10 vừa qua, theo trao đổi với phóng viên, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM đã có lý giải về tham mưu “không bán rượu, bia” trong các tiêu chí. Nhằm để cơ sở dịch vụ ăn uống phục vụ tại chỗ trở lại.
Theo bà Phong Lan, các tiêu chí trên đã được lấy ý kiến từ các sở ngành. Trong đó có Sở Y tế, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM là cơ quan đầu mối tham mưu cho UBND TP ban hành. Hiện văn bản này vẫn chưa được phê duyệt nên chưa có hiệu lực. Trước đó, ý kiến từ nhiều sở ngành yêu cầu các cơ sở phải giữ khoảng cách 2 mét; tần suất xét nghiệm Covid-19, về số lượng người tối đa phục vụ trong một thời điểm. Nhưng đã được tháo gỡ, tạo sự thông thoáng cho các cơ sở kinh doanh.
“Khi ăn uống, người tham gia không đeo khẩu trang. Nếu uống rượu, bia thì sự tiếp xúc giữa người với người nhiều hơn. Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao hơn. Điều này tương tự như quán bar và karaoke hiện vẫn chưa được phép hoạt động. Tất nhiên người dân có nhu cầu dùng rượu, bia tại quán; chủ quán cũng muốn hoạt động trở lại để phục hồi kinh tế. Nhưng do tình hình dịch bệnh còn phức tạp nên việc mở cửa phải từ từ, từng bước. Ngoài ra, rượu bia không phải là mặt hàng được khuyến khích tiêu thụ. Nên người dân cố gắng đợi thêm” – bà Phong Lan nói.
Đề xuất chưa cho phép bán rượu, bia chỉ là tạm thời
Cũng theo bà Phong Lan, đề xuất chưa cho phép bán rượu, bia đối với cơ sở dịch vụ ăn uống phục vụ tại chỗ chỉ là tạm thời. Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt; TP HCM trở thành “vùng xanh” thì sẽ có thêm nhiều hoạt động kinh tế được trở lại.
Các cơ sở hoạt động phải thực hiện nghiêm túc quy định về phòng chống dịch

Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP. Nội dung về bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 đối với cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn. Các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực phải thực hiện nghiêm túc những quy định về an toàn thực phẩm; quy định về phòng chống dịch và đạt 6 tiêu chí.
Đáng chú ý, tiêu chí số 6 quy định cơ sở dịch vụ ăn uống phục vụ tại chỗ. Không sử dụng máy điều hòa nhiệt độ trong không gian kín; không bán rượu, bia. Khách ăn uống tại chỗ phải bảo đảm thực hiện đúng theo hướng dẫn của ngành y tế trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, bảo quản, vận chuyển, nguồn gốc nguyên liệu, các chứng từ liên quan. Các cơ sở phải có kế hoạch; và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch COVID- 19 theo hướng dẫn của ngành y tế. Bố trí khu vực giao nhận sản phẩm phải trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
Truy cập vào trang tomloe.com để xem thêm một số bài viết hữu ích khác nhé!