Giun đũa hay Ascaridia galli là loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến nhất được tìm thấy ở gà nuôi. Chúng sống tự do bên trong ruột non của gà. Ở đó, giun đũa sẽ sinh sản và đẻ trứng, được thải ra từ gà theo phân của chúng. Trong những trường hợp nhiễm trùng nặng mà gà có số lượng lớn A. galli, nó có thể dẫn đến tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường ruột. Còn nhiều thông tin và các phương pháp phòng trị bệnh chăn nuôi hiệu quả tại đây, bạn đừng nên bỏ lỡ nhé!
Mục Lục
Nguyên nhân
– Do gà ăn phải trứng giun sán có trong phân, chất độn chuồng, các dụng cụ chăn nuôi,…
– Giun trưởng thành ký sinh trong đường tiêu hóa của gia cầm. Trứng giun được thải ra ngoài theo phân và phân tán rộng khắp ngoài môi trường.
Quá trình phát triển của giun đũa
Giun đũa có tên khoa học là Ascaridia galli thuộc ngành giun tròn Nematheminthes, lớp Nematoda, họ Ascarid loài Ascaridia galli. Chúng có kích thước lớn, con đực 2-7cm, cuối đuôi có cánh đuôi vào 10 đôi gai chồi. Trước hậu môn có 1 vòi hút tròn, 2 gai giao hợp nhọn bằng nhau. Con cái 3- 11cm, lỗ sinh dục ở giữa thân, hậu môn ở cuối thân.
Giun đũa gà có màu vàng nhạt, trên thân có vân ngang. Quanh miệng có ba môi, trên mỗi môi có răng. Con cái trưởng thành đẻ 50- 72.000 trứng mỗi ngày.
Giun đũa ở gà có chu trình phát triển trực tiếp. Giun cái trưởng thành đẻ trứng theo phân thải ra môi trường gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp. Trứng sẽ phát triển thành trứng gây nhiễm; thời gian này mất khoảng 5-25 ngày. Gà ăn phải trứng này qua thức ăn, nước uống vào dạ dày sẽ nở ra ấu trùng và đi xuống ruột non.
Từ 1-2 giờ sau khi ăn phải trứng, ấu trùng sẽ xâm nhập tuyến ruột và phát triển ở đó trong 19 ngày; sau đó ấu trùng trở lại lòng ruột sống và phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Thời gian từ lúc gà ăn phải trứng gây nhiễm đến khi giun trưởng thành ký sinh ở ruột non khoảng 35-58 ngày.
Triệu chứng
– Gà gầy, còi cọc, xù lông, tiêu chảy phân loãng, phân lẫn máu, phân sống do niêm mạc ruột bị tổn thương.
– Gà có các biểu hiện thiếu máu.
– Trong trường hợp nhiễm giun nặng gà có thể chết do giun làm tắc ruột, vỡ ruột hoặc tắc ống mật.
-Ở gà đẻ có hiện tượng giảm nhẹ sản lượng trứng.
Bệnh tích
Gà bị ảnh hưởng trong giai đoạn ấu trùng gây xuất huyết niêm mạc ruột, nơi ký sinh của ấu trùng ruột bị giãn, sưng và dầy lên, thành ruột bị phù tổn thương tạo điều kiện cho vi trùng đường ruột nhất là E .coli phát triển làm cho gà bệnh nặng hơn.
Giun đũa gây bệnh nặng ở gà con hơn ở gà lớn; thời gian phát triển của giun đũa ở gà con thường từ 30-35 ngày, trong khi ở gà lớn là 50 ngày.
Gà trên 3 tháng tuổi có sức đề kháng tốt với khả năng nhiễm giun đũa ít hơn so với gà dưới 3 tháng tuổi. Gà nuôi chăn thả như gà thả vườn hay nuôi trên nền trấu như cách chăn nuôi của người dân ở nước ta rất dễ bị nhiễm giun đũa gà.
Tác hại của bệnh: Gà bị nhiễm nặng gây mất máu, niêm mạc, mồng nhợt nhạt, chân khô, ăn giảm, tiêu chảy, còi cọc, chậm lớn, tiêu tốn nhiều thức ăn cho 1kg tăng trọng. Khi bị nhiễm nặng gà thường chết do tắc ruột hay tắc ống dẫn mật và có thể giảm tăng trọng đến 30%.
Biểu hiện gà bị giun đũa
– Trên gà sống: Thường là xét nghiệm phân tìm trứng giun đũa.
– Mổ khám: Ở ruột non tìm giun đũa là phương pháp cho kết quả chính xác nhất.
Nguồn truyền lây: Gà lớn bị nhiễm giun đũa thải trứng ra ngoài môi trường là nguồn truyền lây cho gà con qua qua thức ăn, nước uống; Châu chấu và giun đất có thể mang trứng giun đũa để lây nhiễm cho gà.
Phương pháp phòng bệnh giun đũa
– Nên nuôi gà trên sàn.
– Gà nuôi trên nền nên thường xuyên thay chất độn chuồng.
– Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống.
– Nuôi cách ly gà con với gà lớn.
– Để giảm ô nhiễm trứng giun trong môi trường cần định kỳ tẩy giun cho gà.
– Gà con bắt đầu tẩy giun đũa ở 4-6 tuần tuổi, sau đó mỗi tháng tẩy 1 lần.
– Gà lớn trên 3 tháng tuổi 3 tháng tẩy 1 lần.
Phương pháp điều trị giun đũa
– Piperazine: Cho uống hoặc trộn vào thức ăn, liều 50-100 mg / kg trọng gà.
-Tetramisol: Cho uống hay trộn thức ăn, liều 40 mg / kg trọng lượng gà. Thuốc có hiệu quả tẩy giun từ 89% – 100%.
– Levamisol: Cho uống liều 30-60 ppm .
– Albendazole, Mebendazole có hiệu quả tốt đối với giun đũa gà.
– Fenbendazole: Cho uống, hiệu quả tẩy giun rất cao từ 99,2-100%
– Lvermectine: Tiêm dưới da, liều 0,3 mg / kg thể trọng, hiệu quả tẩy giun từ 90,2%-95%, thuốc có ưu điểm tẩy được giun non.