Nhím hoang dã sống đơn độc nên khi nuôi, chúng thường được nuôi trong lồng, chuồng. Nhím có khả năng leo trèo và có thể thoát ra ngoài qua các lỗ nhỏ, vì vậy lồng hoặc chuồng phải được đảm bảo an toàn và tốt nhất là có nắp đậy. Chế độ ăn lý tưởng cho nhím được chế biến thương mại hoặc là sâu bọ. Nhím cái phải được ít nhất 6 tháng tuổi trước khi phối giống. Nhím bản chất là động vật hoang dã nên rất ít khi bị bệnh, tuy nhiên cũng cần kiểm tra phòng ngừa bệnh cho nhím thường xuyên. Theo chân chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn và cách nuôi nhím hiệu quả.
Mục Lục
Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cho nhím
Chế độ dinh dưỡng
Bình thường mỗi con nhím trưởng thành ăn khoảng 2kg thức ăn/con/ngày, nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn, nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố… Nhím đang lớn trung bình tăng trọng 1kg/tháng. Nhím trưởng thành khi 8 – 10 tháng, đạt trọng lượng 8- 10kg thì bắt đầu sinh sản. Khi nhím được 7 – 8 tháng tuổi, ta thả nhím đực vào cùng nhím cái để ghép đôi giao phối.
Chu kỳ động đực của nhím: 25 – 30 ngày, thời gian động dục của nhím cái: 1 – 2 ngày và cho nhím đực phối giống suốt cả ngày lẫn đêm. Thời gian mang thai: 90 – 95 ngày thì đẻ, có khi hơn, mỗi lứa đẻ: 1 – 3 con, ít khi đẻ 4 con, thường là 2 con, trọng lượng sơ sinh bình quân 100gr/con. Nhím thường đẻ vào ban đêm, nhím con mới đẻ ra kêu lít chít như chuột.
Nhím mẹ không chỉ cho con mình đẻ ra bú mà còn có thể cho cả những con khác bú. Nhím mẹ sau khi đẻ 3 ngày là có thể động đực và phối giống cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Để đảm bảo an toàn cho nhím con thì sau khi phối giống nên tách nhím bố ra khỏi đàn con, đề phòng nhím bố cắn chết con.
Chế độ chăm sóc đúng cách
Do nhím ở rất sạch nên phải quét dọn chuồng trại sạch sẽ, khi vào chuồng trại cần đi ủng để đề phòng nhím vẩy lông sẽ bay vào chân gây đau đớn. Giữ yên tĩnh cho nhím nhất là khi nhím ngủ. Khi nhím sinh sản cần ngăn cách các đôi cẩn thận vì nhím đực sẽ cắn chết con của con nhím khác. Ưu thế nhất là nhím rất ít bệnh tật, nên rất dễ nuôi.
Phương pháp phòng bệnh
Là động vật hoang dã nên nhím rất ít mắc bệnh trong quá trình nuôi. Người nuôi chưa thấy nhím mắc bệnh gì. Trong quá trình vận chuyển nhím hay cắn nhau, các vết thương được liền rất nhanh. Có con bị cụt chân nhưng chỉ một thời gian ngắn đã liền và vẫn sinh sản tốt.
Cách phòng ngừa bệnh cho nhím
Một số bệnh thông thường có thể gặp như:
Bệnh ký sinh trùng ngoài da
Do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc để nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh này, nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1 – 2 lần.
+ Thuốc trị ký sinh trùng ngoài da: Vimectin 0,3% tiêm bắp 1ml/12kg thể trọng. Có thể dùng thuốc bột để trộn vào thức ăn/nước uống: Vimectin gói 50 gam trộn khoảng 80kg thức ăn; hoặc 1 gam thuốc cho 30kg thể trọng/ngày; liên tục 3 ngày.
+ Thuốc sát trùng chuồng trại
* Khi chuồng còn trống, chưa thả nhím: Vime Protex pha nồng độ 0,5% (100ml pha 20 lít nước phun khắp chuồng).
* Khi trong chuồng có nhím: Chọn một trong các loại sau hoặc luân phiên sử dụng:
- Vimekon pha nồng độ 0,5% (100ml pha 20 lít nước) phun khắp chuồng, có thể phun lên mình nhím.
- Vime-Iodine pha nồng độ 33% (15ml pha 4 lít nước) phun khắp chuồng, có thể phun lên mình nhím.
Bệnh đường ruột
Do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ như ngoài thiên nhiên, nhím có thể bị tiêu chảy. Trường hợp này, có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa…
+ Có thể dùng các thuốc sau 3 – 5 ngày liên tục để pha nước uống hoặc trộn trong thức ăn:
* Vimenro: 1gam/10kg thể trọng /ngày.
* Genta-Colenro: 1g/10kg thể trọng/ngày.
* Terra-Colivet: 1gam/8 – 10kg thể trọng/ngày.
+ Để phòng bệnh tiêu chảy, nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím. Không nên cho nhím ăn các loại thức ăn bẩn thỉu, ẩm mốc, hôi thối….Cần bổ sung men tiêu hoá cho nhím khi thấy nhím có biểu hiện bệnh đường tiêu hoá hoặc sau khi điều trị bằng kháng sinh. Có thể sử dụng Vime – 6 – way: 1 gam pha 2 lít nước uống hoặc 1 gam trộn 0,5 kg thức ăn cho nhím ăn.