Cây Cao su chính là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae) và nó là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất nhì trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do nhờ vào chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó hay còn gọi là mủ. Chất lỏng này có thể được thu thập lại như là một nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên. Cây cao su có thể cao tới lên đến trên 30m. Nhựa mủ có màu trắng hay là vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây của nó, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này thì tạo thành đường xoắn ốc theo thân cây. Đi theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng hơn 30 độ với mặt phẳng. Cao su cũng là loại cây quan trọng ở nước ta, do đó bà con ở vùng đồi rất ưa chuộng loại cây này để canh tác. Cùng chuyên mục nông nghiệp của chúng tôi tìm hiểu về mầm bệnh ở cây cao su và cách phòng, trị bệnh hiệu quả nhé!
Mục Lục
Cách nhận biết mầm bệnh ở cây cao su
Bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su, bên cạnh bệnh rụng lá corynespora. Là một trong những loại bệnh lá nặng và nguy hiểm. Gây những tổn hại lớn đến bộ lá cây cao su ở tất cả giai đoạn sinh trưởng. Do đó cần biệt phát phát hiện và phòng trị kịp thời.
Bệnh héo đen đầu lá do tác nhân là nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc. Họ Glomerellaceae gây ra. Ngoài ra, nấm còn có tên khác. C. acutatum Sim. ex Sim. C. ficus Koorders. C. heveae Petch, C. derridis van Hoof. và Gloeosporium alborubrum Petch.

Bệnh chỉ xuất hiện vào mùa mưa và gây hại cho vườn nhân, vườn ươm và vườn kiến thiết cơ bản. Nhất là tại các vùng trồng cao su ở Tây Nguyên, miền Trung.
Tuy nhiên, do xảy ra vào mùa mưa (tháng 6 – 10) khi lá đã ổn định. Nên ít có tác hại cho cây cao su kinh doanh.
Tìm hiểu về các triệu chứng của bệnh
Lá cao su 1-10 ngày tuổi là giai đoạn mẫn cảm nhất. Vết bệnh đầu tiên trên lá non có đốm màu nâu nhạt và xuất hiện ở đầu lá. Sau đó lan rộng tạo vùng thâm đen tại đầu lá và rụng từng lá chết. Sau cùng cả cuống lá bị rụng.
Lá trên 14 ngày tuổi, không bị rụng. Mà để lại những đốm u lồi trên phiến lá có chứa nhiều bào tử (do triệu chứng trên lá già, một số nơi còn gọi là đốm mắt cua).
Ngoài ra, nấm còn có khả năng gây hại cho trái và chồi non. Vết bệnh có màu nâu đến nâu đậm dẫn đến chết chồi và khô trái. Các dòng vô tính mẫn cảm: RRIM 600, GT 1, PB 255, PB 260, RRIV 1, RRIV 3, RRIV 4.
Hướng dẫn bà con biện pháp phòng trị mầm bệnh ở cây cao su
Kiểm soát cỏ dại và vệ sinh vườn cây để giảm ẩm độ và nguồn nấm bệnh từ cây ký chủ khác. Sử dụng một trong các loại thuốc sau

- Carbendazim (Vicarben 50SC, Carbenzim 500FL, Carbenvil 50SC, Glory 50SC) nồng độ 0,2%.
- Hexaconazole (Anvil 5SC, Hexin 5SC, Vivil 5SC, Saizole 5SC) nồng độ 0,2%.
- Hỗn hợp của carbendazim và hexaconazole (Arivit 250SC, Vixazol 275SC) nồng độ 0,2%.
- Hỗn hợp carbendazim và mancozeb (CaMa 750WP) nồng độ 0,2%.
- Pha phối hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 0,2%.
Chỉ xử lý thuốc phòng trị bệnh trên vườn nhân, ương và vườn KTCB năm 1 – 2. Phun thuốc lên lá non khi có 10% cây có lá nhú chân chim. Ngừng phun khi 80% cây có tầng lá ổn định, với chu kỳ 7 – 10 ngày/lần vào buổi sáng ít gió.