Chanh leo là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên trong quá trình trồng chanh leo có rất nhiều loại sâu bệnh hại, nhất là bệnh do virut. Sâu, bệnh hại chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân trồng chanh leo. Sâu bệnh hại làm tàn lụi cây chanh leo, ngọn cây bị đùn, lá ngả màu sang vàng, còn hoa và quả non thì rụng hàng loạt, những quả ở giai đoạn sắp có thể thu hoạch thì sần sùi và móp méo mất đi hình thức mẫu mã, chất lượng đều giảm… gây thiệt hại lớn về năng suất trồng và chất lượng sản phẩm
Mục Lục
Dấu hiệu nhận biết cây mắc bệnh
Chắc hẳn ai cũng biết về các công dụng tuyệt vời của chanh leo đối với sức khỏe và làm đẹp của mỗi người, chanh leo là một loại trái cây được xem như là có tiềm năng đối với thị trường trong và ngoài nước. Thế nhưng, để có được một quả chanh leo đẹp, chất lượng thì bà con phải chống chọi với biết bao các loại sâu bệnh đang hằng ngày đe dọa từng chiếc lá, từng quả chanh leo. Một trong những căn bệnh nguy hiểm gây hại nhiều và thường xuyên nhất là bệnh cứng trái ở cây chanh leo, hay còn được gọi là hóa bần vỏ trái.
Vậy bệnh cứng trái ở cây chanh leo là gì? Làm sao để nhận biết được bệnh cứng trái ở cây chanh leo?, biện pháp canh tác như thế nào là hiệu quả và tan toàn để phòng ngừa và khôi phục bệnh cứng trái ở cây chanh leo?. Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây. Bệnh cứng trái ở cây chanh leo do virus Passion fruit woodiness (PWV) gây ra. Có rất nhiều dấu hiệu để phát hiện bệnh cứng trái trên cây chanh leo như :
- Quả bị dị dạng, phát triển không bình thường, xuất hiện những khối u nhỏ không đồng đều, màu sắc quả chanh leo không đồng đều, quả bị cứng và khi bị nhiễm bệnh thì quả không phát triển được.
- Lá chanh leo bị quăn lại, nhăn nheo và nhỏ hơn bình thường, cuốn lá bị lốm đốm, chóp lá vàng.
- Bệnh cứng trái ở cây chanh leo có thể lây lan từ cây này sang cây khác với diện rộng. Đem lại thiệt hại kinh tế rất lớn đối với bà con.
Do đó, bà con cần phải có các biện pháp phòng ngừa và điều trị. Thích hợp để ngăn ngừa bệnh cứng trái xuất hiện và xâm hại vườn chanh leo.
Biện pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa bệnh cứng trái trên chanh leo, bà con cần thực hiện các biện pháp sau:
- Sử dụng các giống cây chanh leo sạch, có khả năng kháng bệnh cao.
- Do bệnh cứng trái ở chanh leo có thể lây truyền qua các dụng cụ lao động như cắt tỉa từ cành này sang cành khác, nên bà con nên hạn chế cắt tỉa nhiều cành trên cùng một dụng cụ.
- Ngoài ra bà con nên tiêu diệt rầy mềm ngay khi chúng xuất hiện, vì rầy mềm là môi giới lan truyền bệnh cứng trái ở chanh leo.
- Nuôi các loại thiên địch như ong, kiến vàng,…để chúng có thể giúp bà con tiêu diệt các môi giới lây lan mầm bệnh cứng trái chanh leo.
- Sử dụng cây giống chanh dây sạch bệnh, có xuất xứ rõ ràng, được cung cấp bởi các cơ sở sản xuất giống cây trồng uy tín
- Giai đoạn cây con nên ươm trồng trong nhà lưới, nhà kính. Hạn chế tối đa sự xâm nhập của côn trùng
- Vệ sinh khử trùng bằng xà phòng hoặc Na2PO4 (3%) các nông cụ trước và sau khi sử dụng. Tốt nhất nên dùng bộ nông cụ riêng cho cây bệnh và cây khỏe mạnh
- Phun định kỳ các loại thuốc trừ sâu lưu dẫn Confidor, Admire… theo liều lượng in trên bao bì sản phẩm
- Sử dụng các loại bẫy côn trùng, giấy bạc phản chiếu ánh sáng để xua đuổi côn trùng
- Vệ sinh vườn tược thông thoáng, cắt bỏ các phần bị bệnh trên cây, mang đi tiêu hủy. Sau đó phun các loại thuốc có gốc đồng. (Nano đồng), gốc bạc (nano bạc), thuốc đặc trị virus như Aliette
Xem thêm tin tức mới tại đây!
Cách khắc phục vườn chanh khi bị bệnh
Khi bà con vừa mới phát hiện vườn chanh có các dấu hiệu của bệnh cứng trái. Bà con nên thực hiện các biện pháp sau:
- Bà con cần phải vệ sinh các dụng cụ lao động, nhất là dụng cụ dùng. Để cắt tỉa cành để tránh sự lây lan của bệnh cứng trái.
- Nhổ bỏ hết các loại cây ký chủ của rầy mềm. Như cây ớt, cà tím, ớt, khoai tây, và cây dưa chuột.
- Bà con cần vệ sinh vườn, cắt tỉa những lá, chồi non, quả chanh leo đem đi tiêu. Hủy để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh.
- Sử dụng chế phẩm sinh học cho cây chanh. Leo để phun xịt cho cây nhằm bảo vệ chanh leo khỏi. Tác hại của rầy mềm cũng như bệnh cứng trái tăng khả năng chống chịu. Và phục hồi của cây sau khi bị bệnh cứng trái xâm hại.