Hiện nay bệnh héo xanh, vàng lá hay khô cành trên cây cà tím gây ra ảnh hưởng rất lớn tới người nông dân trồng trọt vì các loại bệnh này gây hại nặng và làm ảnh hưởng vô cùng lớn đến năng suất phát triển của cây trồng, vì vậy nó làm thất thu, ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế của bà con nông dân. Bệnh héo xanh của cây cà tím bắt nguồn từ vi khuẩn có tên là Pseudomonas solanacearum gây nên. Vi khuẩn này tấn công nhanh vào bó mạch và làm cây không thể vận chuyển nước lên toàn thân, từ đó khiến cho cây bị héo và khô lại, dần dần dẫn đến chết cây
Mục Lục
Cách phòng ngừa cây cà tím bị héo xanh
Tình trạng bệnh vàng lá, xoăn và rụt ngon thường xuất hiện phổ biến trên cây cà tím và cần được xử lý kịp thời để cây có được môi trường phát triển tốt nhất. Vì vậy, hôm nay làm thợ sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý và khắc phục một số triệu chứng bệnh phổ biến trên cây cà tím chi tiết qua bài viết dưới đây
Nếu vườn cà tím của bạn có hiện tượng héo xanh và chết cây thì nguyên nhân có thể do vi khuẩn gây ra. Hầu hết các bệnh trên cây trồng do nhiễm vi khuẩn thì rất khó diệt trừ. Do đó bà con cần phải phòng bệnh từ sớm. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh cà tím bị héo xanh:
– Không được trồng các cây họ cà và họ bầu bí liên tiếp trên cùng một mảnh đất, mà cần phải luân canh với các cây trồng khác. Thời gian luân canh từ 2-3 năm, tốt nhất là nên luân canh với cây lúa nước.
![Dấu hiệu lá xoăn của bệnh héo xanh trên cây cà tím](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/vuon-nha-60m2-7-crop-1624580598577.webp)
– Trong quá trình làm đất cần chú ý thu nhặt hết tất cả tàn dư của cây trồng. Cỏ dại của mùa vụ trước để lại và mang đi tiêu hủy, sau đó bón vôi bột. Với diện tích 1000m2 thì cần bón 90-100kg vôi bột.
– Sau khi bón vôi bột thì bắt đầu lên luống và nên lên luống cao hình mai rùa để vườn thoát nước nhanh khi mưa hoặc khi tưới nước đậm tay.
– Trước khi trồng cây, trong quá trình bón lót thì bà con nên sử dụng phân chuồng ủ hoai mục trộn với nấm đối kháng Trichodema để bón lót cho cây cà.
Cách xử lý khi cà tím bị héo xanh
- Nếu có điều kiện, nên ngâm nước ruộng khoảng 10 – 15 ngày hoặc cày phơi ải.
- Khi làm đất cần cày bừa kỹ, nên kết hợp với bón thêm vôi bột. Lên luống cao để đảm bảo thoát nước tốt khi có mưa hoặc sau khi tưới, không để nước đọng trong ruộng.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và nhổ bỏ sớm cây bị bệnh đem tiêu hủy tránh lây lan sang cây khác.
- Sau khi thu hoạch, cần vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch sẽ tàn dư cây trồng, cỏ dại đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Trồng luân canh các loại cây trồng khác nhau, không nên trồng hai vụ liên tiếp các cây họ cà, bầu bí.
- Dùng chế phẩm sinh học đổ gốc cho cây trồng theo tỷ lệ 1 lít chế phẩm sinh học hòa 50 lít nước đổ cho mỗi gốc cây 2-3 lít, định kỳ 7 ngày/lần, cây sẽ dần phục hồi
Cách phòng ngừa cà tím bị vàng lá
Để ngăn ngừa tình trạng cây cà tím bị vàng lá, quả cà tím bị rám lan rộng khắp vườn thì ngay khi bệnh bắt đầu xuất hiện, biện pháp duy nhất là nhổ toàn bộ tàn dư của cây nhiễm bệnh, đưa ra khỏi khu vực trồng để tiêu hủy.
Sau đó sử dụng 1 trong các loại thuốc có gốc sau:
– Bacillus Subtilis
– Kasugamycin kết hợp với Copper Oxychloride
– Copper Oxychloride kết hợp với Streptomycin
– Bismerthiazole.
Các thuốc trên sử dụng để phun phòng. Tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng tăng sức đề kháng cho cây; do đó cần phun định kỳ 5-7 ngày/lần và phải phun ít nhất từ 3 lần trở lên. Không nên chỉ phun 1-2 lần rồi ngưng thì sẽ không có tác dụng.
Xử lý khi cây cà tím bị vàng lá, khô cành
Bên cạnh tình trạng héo xanh thì cà tím còn dễ bị tình trạng vàng lá, khô lá. Hiện tượng này có nguyên nhân do nấm, gây bệnh thối gốc rễ. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa mưa, khi độ ẩm trong đất tăng cao.
Bên cạnh các biện pháp đã hướng dẫn như làm đất kỹ; bón vôi bột; bón lót bằng phân hữu cơ trộn nấm đối kháng Trichodema… thì bà con cần chú ý phải thoát nước thật nhanh cho vườn khi có mưa. Sau đó cần cân đối chế độ bón phân, không nên bón dư hoặc chỉ bón đơn độc phân đạm.
![Tình trạng vàng lá, khô lá trên cây cà tím](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/cach-tri-benh-heo-xanh-hai-ca-chua.jpg)
Nếu thấy có hiện tượng cà tím bị vàng lá thì nên nhanh chóng sử dụng các thuốc có gốc sau:
– Cymoxanil kết hợp với Mancozeb,
– Metalaxyl kết hợp với Mancozeb,
– Iprodione,
– Fluzilazole.
Pha thuốc theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì sản phẩm và phun cho cây. Chú ý trong quá trình phun cần phun đều trên tán cây và khu vực xung quanh gốc cây để thuốc nhanh chóng thấm vào rễ. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết từ chúng tôi.