Bệnh gan thận mủ còn gọi là là bệnh mủ gan hay bệnh đốm trắng trên gan, thận. Bệnh này xuất hiện phổ biến ở các loài cá da trơn như cá tra, cá basa, cá lăng, cá trê,…Nguyên nhân gây nên căn bệnh này là do vi khuẩn Edwardsiella sp. Khi mà điều kiện ao nuôi không đảm bảo như nguồn nước bị ô nhiễm, môi trường ao nuôi xấu,…bệnh sẽ có xu hướng bùng phát dịch bệnh phát rõ rệt hơn. Vì vậy các hướng phòng và trị bệnh là phải luôn được chú trọng, bài viết sau đây của Tomloe.com sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này, mời bạn đọc.
Mục Lục
Thế nào là bệnh gan thận mủ?
Cá da trơn là những loài thủy sản được nuôi phổ biến ở nước ta. Trong đó, cá tra/basa là một trong những đối tượng chủ đạo của ngành nuôi trồng thủy sản. Thế nhưng, hiện trạng ô nhiễm môi trường nước như hiện nay là nguyên nhân chính gây dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của con cá tra.
Trong đó, không thể không nói đến bệnh gan thận mủ trên cá tra nói riêng và cá da trơn nói chung, gây ra bởi chủng vi khuẩn Edwardsiella sp. Bệnh còn có nhiều tên gọi khác là bệnh mủ gan hay bệnh đốm trắng trên gan/ thận. Xuất hiện phổ biến trên các loài cá da trơn: cá tra, cá nheo, cá lăng, cá trê,… và những cá thể có kích thước lớn thường dễ nhiễm bệnh.
Theo các chuyên gia, “hung thủ” gây bệnh gan thận mủ được xác định là do chủng vi khuẩn Edwardsiella sp gây ra, nhiệt độ thích hợp để bệnh phát triển trong khoảng 30oC. Nhiều nghiên cứu cho thấy những ao nuôi có nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện nuôi không đảm bảo, môi trường ao nuôi xấu,… có xu hướng bùng phát dịch bệnh cao hơn rõ rệt.
Ngoài ra, một số ao nuôi có mật độ quá dày cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bệnh thường xảy ra nhiều vào mùa mưa lũ kéo dài đến mùa khô. Thời điểm phát triển bệnh và mức độ thiệt hại khác nhau theo từng năm.
![Thế nào là bệnh gan thận mủ?](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/ca-tra-giong_1573801308.jpg)
Triệu chứng khi cá bị gan thận mủ
Khi nhiễm bệnh, các thường có một số biểu hiện chung như: Xuất hiện các vết thương nhỏ trên da (đường kính 3-5mm), da bị mất sắc tố, các vết thương gây hoại tử vùng cơ xung quanh,….Tuy nhiên, căn cứ vào những biểu hiện này, các chuyên gia chia bệnh thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn bệnh nhẹ: Khi mới phát bệnh, cá thường không có dấu hiệu rõ rệt, mắt cá hơi lồi. Nhưng khi mổ cá kiểm tra thì thấy các bộ phân bên trong cá. Như gan, thận,…xuất hiện các đốm trắng giống như ổ mủ.
Giai đoạn bệnh nặng: Khi bệnh trở nặng, cá sẽ xuất hiện các biểu hiện rõ rệt. Như bỏ ăn đột ngột, bơi lờ đờ trên mặt nước, thỉnh thoảng cá nhào lộn và xoay tròn, phản ứng với tiếng động kém, trên da xuất hiện nhiều bệch, màu sắc nhợt nhạt,… Một số cá thể nhiễm bệnh nặng thậm chí còn bị xuất huyết nghiêm trọng. Khi đưa cá ra khỏi mặt nước. Ở giai đoạn này, cá có thể chết với số lượng lớn mỗi ngày.
Phương pháp phòng và trị bệnh
Thông thường, bệnh thường xảy ra nhiều vào mùa mưa lũ và kéo dài đến mùa khô. Vi khuẩn gây bệnh từ môi trường nước có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, mang và miệng cá bằng đường thức ăn.
Cách phòng bệnh gan thận mủ
![Cách phòng bệnh gan thận mủ](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/96509929d167e5640007f46f65ac2c79.jpg)
- Để phòng bệnh, các chuyên gia khuyên bà con cần chuẩn bị và cải tạo ao nuôi thật tốt trước mỗi vụ nuôi. Nguồn nước phải được xử lý sát trùng tại hệ thống lắng lọc trước khi cấp vào ao nuôi.
- Mua cá giống ở những cơ sở cung cấp uy tín. Lựa chọn những con giống khỏe mạnh. Không mang mầm bệnh. Các dụng cụ dùng để vớt cá như: lưới, vợt, ống dây,… sau khi sử dụng phải được sát trùng bằng Chlorine và rửa sạch phơi khô.
- Nên cho cá ăn thức ăn đã được nấu chín đối với thức ăn tự chế hoặc thức ăn dạng viên. Để đề phòng vi khuẩn gây bệnh xâm nhập qua đường thức ăn.
- Thường xuyên kiểm tra các chỉ số môi trường ao nuôi trong suốt mùa vụ. Đảm bảo môi trường nước ao sạch. Bón vôi (CaCO3) xử lý nước định kỳ 10-15 ngày/lần. Với liều lượng 2-3 kg/100m2. Kết hợp với các loại thuốc sát trùng được các chuyên gia khuyến cáo.
- Bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn cho cá. Đồng thời sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản. Để tăng sức đề kháng cho cá, giúp cá phát triển khỏe mạnh.
- Đối với những ao nuôi cá tra, basa lượng vật chất hữu cơ lơ lửng tồn tại trong ao rất cao, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng diệt khuẩn của các loại thuốc sát trùng như Chlorin, thuốc tím, H2O2 . Vì vậy nên dùng Vimekon để xử lý nước vì nó có ưu điểm là hiệu quả diệt khuẩn cao, không bị ảnh hưởng bởi môi trường có nhiều chất hữu cơ .
Hướng dẫn điều trị bệnh
![Hướng dẫn điều trị bệnh](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/71.jpg)
Khi phát hiện cá nhiễm bệnh, bà con cần cách ly cá thể bệnh ra khỏi ao nuôi càng sớm càng tốt. Nếu cá đã chết, không được vứt bừa bãi ra sông hoặc các vùng lân cận. Để tránh dịch bệnh lây lan sang các ao nuôi khác. Cách tốt nhất là hãy chôn cá vào hố cách ly và rải vôi bột để tiệt trùng.
Bệnh gây ra bởi chủng vi khuẩn Ewardsiella sp, do vậy để điều trị bệnh bà con có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh như: Florfenicol hoặc Doxycycline để điều trị. Theo công bố từ các chuyên gia thuộc Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ (2006) thì sau khi sử dụng thuốc Florfenicol từ 7-10 ngày (kết hợp với vệ sinh diệt khuẩn ao). Cho kết quả rất tích cực khi cá bệnh phục hồi nhanh. Ngoài ra, bà con nên bổ sung thêm Vitamin C và các khoáng chất cần thiết vào khẩu phần ăn hàng ngày. Để tăng sức đề kháng cho cá trong quá trình trị bệnh.
Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ đến bà con những kiến thức quan trọng về bệnh gan thận mủ trên cá da trơn. Nhìn chung, đây là một dịch bệnh tương đối nguy hiểm. Nhưng vẫn có thể điều trị nếu phát hiện bệnh sớm và cách ly kịp thời. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về phòng, trị bệnh thủy sản. Hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ chúng tôi nhé.