Củ riềng hay còn gọi là gừng rừng, là một loại củ mà hầu như nhà nào cũng phải “thủ sẵn” ở trong tủ lạnh hoặc nhà bếp. Cây riềng gồm có 2 giống là củ riềng trắng và củ riềng đỏ; cây này có ưu điểm là rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Củ riềng có thể được trồng quanh năm, tuу nhiên trồng riềng vào mùа khô thì thích hợp hơn mùa mưа. Vì cây riềng là loại chịu hạn rất tốt, củ riềng gặp thời tiết khô ráo nắng đẹp thì củ càng phát triển tốt, to và thơm.
Cùng với đó là những công dụng bất ngờ từ riềng mang lại; vì thế rất nhiều người đã tự trồng riềng ngay tại nhà. Kỹ thuật trồng riềng thì không hề khó, cùng chúng tôi tham khảo bài báo ngay dưới đây.
Mục Lục
Đặc điểm chung của cây riềng
Riềng thuộc họ gừng, tên khoa học là Alpinia officinarum, Hance. Riềng là loại cây có thể sống lâu năm, thân riềng phát triển từ củ. Củ riềng mọc ngang, kích thước lớn hơn củ nghệ. Củ chia làm nhiều nhánh. Ruột củ màu trắng có chổ hơi vàng, nhiêu chất xơ. Vỏ củ riềng có từng khoang, có khi còn cỏ vảy mềm, màu đỏ nâu. Ở cuối mỗi nhánh đều có thể phát triển thành mầm.
Thân riềng xổp, có nhiều vảy sát gốc có màu tía, càng lên trên càng xanh. Lá riêng không có cuống mà ôm sát vào thân, hình lá giống mũi mác. Lá riềng mọc thành 2 dãy so le nhau. Hoa riềng có màu trắng mọc từ ngọn cây. Hoa phân làm nhiều nhánh, nếu để lâu sẽ có quả. Quả riềng hình cầu có lông và có hạt. Nhìn bề mặt cây riềng cao hơn gừng và nghệ. Có cây cao đến l,5m. Riềng có độ thích nghi cao.
Ứng dụng của riềng
Riềng có thể dùng trong các món ăn lẫn trong các vị thuốc. Món ãn phổ biến dùng nhiều riềng nhất là thịt chó. Thiếu vị riềng thì món thịt chó sẽ mất ngon. Riềng còn được dùng để làm món ăn với ốc, lươn hay các loại thực phẩm có mùi tanh khác vừa át mùi tanh vừa ăn ngon miệng.
Củ riềng có chứa 0,5 – 1% tinh dầu màu vàng xanh, lỏng sền sệt; có tác dụng kích thích tiêu hoá, chữa đầy hơi đau bụng, đau dạ dày, sốt rét, trúng gió, nôn mửa… Vì vậy, riềng được các thầy thuốc nam coi là một vị thuốc quan trong. Nấu riềng, sả, lá bưởi để lắm hoặc xông có thể chữa cảm cúm.
Kỹ thuật trồng cây riềng
Chuẩn bị dụng cụ trồng
Đảm bảo đất trồng
Riềng là loại cây thích nghi rộng. Nó có thể chịu được hạn và ngập úng. Đồng thời riềng cũng thích hợp với nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, muốn thu hoạch năng suất cao riềng cũng rất cần đất tốt. Đất trồng riềng phải nhiều mùn, thoáng nước. Mặc dù được dùng vào nhiều việc nhưng riềng ít được trồng rộng rãi. Ở những vùng tiêu thụ thịt chó mạnh thì người ta mới trồng nhiều nhưng diện tích cũng hạn chế.
Các cách trồng riềng
- Trồng quanh nhà
Hầu như mỗi gia đình nông thôn đều có trồng một bụi riềng ở quanh nhà. Trồng riềng chọn chỗ đất hơi cao gần bể nước. Đào hố sâu 30 – 40cm rồi bỏ phân vào (1-2 kg/ 1 hố); sau đó lấp đất một lớp mỏng. Lấy củ riềng hoặc đoạn gốc có rễ; có mầm đặt vào hố, lấp đất lên rồi tưới nước.
Sau 4-5 ngày riềng ra rễ mới, mầm bắt đầu mọc. Có thể tưới phân để làm riềng lớn nhanh. Trồng khoảng 4-5 tháng riềng đã có củ to có thể đào lên để dùng được.
- Trồng riềng trên diện tích rộng.
Trồng riềng muốn có thu hoạch cao thì phải chọn đất cao ráo. Đất trồng phải được cày bừa, dọn cỏ sạch sẽ, bón phân đầy đủ. Một ha bón 15 – 20 tấn phân chuồng, 200 – 300kg phân lân. Đánh luống đất cao 20 – 25cm, rộng 1 – l,2cm, rạch hàng 50 X 50 cm.
Chăm sóc và thu hoạch cây riềng
Riềng trồng phải chọn các củ sạch bệnh, cắt hết lá rồi đem trồng, khi đặt mồi phải lấp đất chặt gốc. Riềng mọc cao 30 – 40cm thì vun gốc 1 lần. Khi riềng mọc tốt thì lấn át hết cỏ dại. Khoảng 5 – 6 tháng thì bắt đầu thu hoạch được. Người la thường thu hoạch riềng bằng cách tỉa dần củ riềng. Tỉa xong lại vun gốc, cây lại mọc ra mầm khác… Luân phiên tỉa cây này đốn cây khác thì sẽ có riềng thu hoạch suốt năm. Ở những nơi tiêu thụ nhiều, mỗi nhà trồng khoảng 30 – 50 m2 là đủ dùng suốt năm.
Như vậy trên đây là toàn bộ quy trình trồng riềng; hi vọng các bạn sẽ thành công với loại củ này.