Nghề nuôi tôm không hề dễ dàng, những hộ nuôi luôn phải vật lộn với nhiều căn bệnh khác nhau ở tôm. Trong đó hội chứng chết sớm ems hay bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) là một trong số đó. Khi đã vượt quá những giai đoạn khó khăn, người nuôi sẽ có nắm những kinh nghiệm cần thiết giúp phát triển ngành nghề, tuy nhiên điều này không dễ. Với bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin giúp bà con có hướng xử lí khi tôm mắc hội chứng trên, sau đây là thông tin chi tiết, mời bạn đọc.
Mục Lục
Tại sao tôm mắc hội chứng chết sớm ems?
Hội chứng tôm chết sớm ems do vi khuẩn vibrio gây ra , con đường lây bệnh chính là từ đường thức ăn qua miệng xuống bám vào thành ruột. Sau đó vi khuẩn sẽ sản sinh ra các độc tố gây tổn thương gan tụy làm tôm phát bệnh EMS, gọi theo giân dan là bệnh gan tụy ở tôm.
Đây là loại bệnh có mặt ở hầu hết các vùng nuôi tôm. Dễ bùng phát thành dịch tràn nan khi thời tiết nắng nóng, hoặc có sự đan xen thời tiết giữa nắng to và mưa to bất chợt. Thông thường những ao nuôi quản lý không tốt môi trường sống của tôm. Sẽ dẫn tới tỉ lệ lây bệnh ở tôm rất lớn.
![Tôm mắc hội chứng chết sớm ems](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/viem-da-day.jpg)
Một điều bà con nuôi tôm cần lưu ý là dịch bệnh EMS rất phổ biến trên những vùng nuôi tôm ven biển, nước có độ mặn cao. Với những vùng nuôi có độ mặn <5/1000 hầu như không xuất hiện dịch bệnh này. Trên thực tế nhiệt độ càng cao thì vi khuẩn phát bệnh cáng dễ dàng xâm nhập, ao nuôi có mật độ tảo nhiều, màu xanh đậm,thức ăn tôm tồn dư trong nước nhiều. Mà không kịp xử lý môi trường nước. Cũng rất dễ phát bệnh cho tôm.
Một số biện pháp kiểm soát hiệu quả
Kháng sinh không thể phòng hay chữa được bệnh ems trên tôm. Các chuyên gia khuyên dùng các chế phẩm sinh học. Giúp cải thiện nâng cao môi trường sống cho tôm. Như chế phẩm EMS Proof. Cách phòng bệnh chết sớm trên tôm:
- Lựa chọn giống tôm ban đầu phải đảm bảo khỏe, sạch. Không nhiễm bệnh từ trước đó. Để loại bỏ những giống tôm nhiễm bệnh.
- Đảm bảo cho môi trường, nguồn nước và các dụng cụ thiết bị trong ao nuôi tôm phải sạch khuẩn.
- Thường xuyên khử trùng ao nuôi. Nhằm giảm sự phát triển của vi sinh vật ki khí và những ký sinh trùng có hại.
- Bổ sung các chế phẩm sinh học thường xuyên. Giúp cải tạo môi trường sống cho tôm.
![Một số biện pháp kiểm soát hiệu quả](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/a889fc47718ab57bb2420d18336e67fe.jpg)
Như vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh và các chất khử trùng trong ao nuôi. Có khả năng loại bỏ các nhóm vi khuẩn gây bệnh. Nhưng đồng thời cũng tiêu diệt luôn cả hệ vi sinh vật có lợi trong ao. Do vậy, bà con nên cẩn trọng trong việc sử dụng các chất này. Bên cạnh đó, có thể thấy giải pháp quản lý hệ vi sinh vật trong ao nuôi tôm mới là chìa khóa của vấn đề.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bà con những kiến thức hữu ích về cách khống chế hội chứng tôm chết sớm EMS. Để biết thêm nhiều kiến thức phòng và trị bệnh cho thủy sản. Cũng như nhiều thông tin hữu ích khác. Hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ chúng tôi. Cảm ơn bà con đã quan tâm.