Bệnh tụ huyết trùng thể phổi thường thấy nhất ở bê con mới cai sữa, bò sữa sau khi nuôi hoặc vận chuyển đến đàn, cơ sở mới. Căn bệnh này thường liên quan đến việc trộn và nhốt bê có nhiều nguồn gốc tại các chợ gia súc hoặc các điểm đến mới và thường được phát hiện trong vòng vài tuần sau khi đến cơ sở vỗ béo. Các tác nhân gây bệnh chủ yếu của bệnh tụ huyết trùng thể phổi là hai vi khuẩn: Mannheimia (Pasteurella) haemolytica và Pasteurella multocida. Theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin về các phương pháp chăn nuôi cũng như cách phòng trị bệnh nhé!
Mục Lục
Nguyên nhân bệnh tụ huyết trùng
Vi khuẩn có thể tồn tại từ 2 – 4 tuần ở phân rác và chuồng trại ẩm ướt thiếu ánh sáng mặt trời. Các loại thuốc sát trùng thông thường (HanIodine 10%, cloramin B, T, nước vôi 10%, vôi bột…). Và ánh sáng mặt trời đều diệt được vi khuẩn.
Điều kiện lây lan bệnh
Loài vật mắc bệnh
Trong tự nhiên, trâu bò dễ mắc bệnh nhất. Bệnh từ trâu, bò có thể lây sang ngựa, chó và lợn. Vì vậy, trong ổ dịch tụ huyết trùng trâu, bò cần chú ý phòng bệnh cho các loài động vật này. Bê, nghé đang bú mẹ ít mắc, trâu bò 2 – 3 tuổi mắc bệnh nhiều hơn trâu, bò già. Ở nước ta, trâu thường mắc bệnh nhiều và nặng hơn bò.
Cách nhiễm bệnh
Bệnh tụ huyết trùng thường phát sinh ở các vùng nóng ẩm. Vào mùa mưa, vi khuẩn sẵn có trong đất được nước đưa lên mặt đất. Dính vào rơm, cỏ và nước uống. Trâu bò ăn, uống phải vi khuẩn sẽ nhiễm bệnh.
Sau khi vào đường tiêu hoá, vi khuẩn qua niêm mạc bị tổn thương do ký sinh trùng, rơm, cỏ cứng và dị vật. Chúng xâm nhập vào máu, đến hệ thống lympho ruột, hạch sau hầu làm hạch này sưng rất to. Từ đó, vi khuẩn xâm nhập vào các hạch lympho khác. Như hạch trước vai, hạch trước đùi làm cho các hạch này cũng sưng to và bị thuỷ thũng. Vì vậy trâu, bò bị bệnh tụ huyết trùng thường có biểu hiện đặc trưng là sưng hạch hầu.
Trong điều kiện bình thường, ở đa số trâu, bò khoẻ. Vi khuẩn tụ huyết trùng thường sống trên niêm mạc đường hô hấp. Có tới 80% số trâu, bò khỏe mang vi khuẩn nhưng chúng không gây bệnh. Giữa vi khuẩn và súc vật có sự cân bằng sinh học.
Triệu chứng
Triệu chứng bệnh thường dễ phát hiện như thấy con vật sốt cao đột ngột 410C – 420C. Niêm mạc mắt đỏ sẫm, chảy nước mắt, nước mũi. Khi sốt cao, súc vật non có thể có triệu chứng thần kinh. Như run rẩy, đi vòng quanh, húc đầu vào chuồng, kêu rống lên. Ăn kém hoặc bỏ ăn, giảm nhu động dạ cỏ. Hạch dưới hầu sưng to chèn ép. Làm cho lưỡi luôn thè ra ngoài. Nên người chăn nuôi còn gọi “trâu, bò hai lưỡi” hoặc “trâu, bò lưỡi đòng”.
Thấy con vật ho nhiều và thở rất khó khăn vì súc vật bị viêm phổi cấp. Hạch trước vai và trước đùi xưng rất to làm cho súc vật đi lại khó khăn. Hoặc không đi lại được, nằm bệt một chỗ. Bệnh diễn biến nhanh và nặng do nhiễm trùng huyết và viêm phổi cấp. Làm cho trâu bò chết sau 1 – 3 ngày với tỷ lệ 100%. Nếu không được điều trị kịp thời nhất là bê, nghé.
Phương pháp điều trị bệnh tụ huyết trùng
Khi phát hiện trâu bò bị các triệu chứng trên, cần áp dụng một số phác đồ điều trị bệnh như sau:
4 phác đồ điều trị
*Phác đồ 1: Thuốc điều trị dùng kháng sinh Streptomycin (hoặc Kanamyxin) liều dùng 25mg/kgTT tiêm bắp. Phối hợp Gentacostrim hoặc Hancotmix liều dùng 200mg/kgTT cho uống. Dùng thuốc liên tục 4 – 5 ngày. Thuốc chữa triệu chứng dùng thuốc tiêm Analgin, HanaginC hạ sốt cho con vật. Thuốc trợ tim mạch dùng thuốc tiêm phối hợp cafein, Multivit-forte, VitaminC; Trường hợp con vật quá yếu có thể truyền huyết thanh mặn ngọt với liều 1000 – 2000ml/100kg thể trọng. Về hộ lý vẫn phải cho con vật ăn cỏ tươi, mềm, ngon. Và bổ sung cho ăn thêm cám hoặc cháo gạo đồng thời cách ly con vật để điều trị.
*Phác đồ 2: Thuốc điều trị: Hanoxylin LA: dùng liều 1 ml/10kgTT. Thuốc tiêm một liều tác dụng điều trị kéo dài 3 – 5 ngày. Các loại thuốc chữa triệu chứng, thuốc trợ tim mạch và chăm sóc hộ lý (làm giống như phác đồ 1)
*Phác đồ 3: Dùng thuốc điều trị loại kháng sinh Hansunvil-10 (tên khác spiramycin) liều dùng 1ml/10kgTT, tiêm bắp liên tục 3 – 5 ngày. Các loại thuốc chữa triệu chứng, thuốc trợ tim mạch và chăm sóc hộ lý (làm giống như phác đồ 1)
*Phác đồ 4: Dùng thuốc điều trị kháng sinh Hanseft (tên khác: septifur) liều dùng 1 ml/ 15kgTT; tiêm bắp 3 – 5 ngày. Các loại thuốc chữa triệu chứng, thuốc trợ tim mạch và chăm sóc hộ lý (làm giống như phác đồ 1)
Biện pháp phòng ngừa bệnh
Về các biện pháp phòng bệnh, đây là biện pháp quan trọng nhất để chủ động không để bệnh xảy ra. Phải đảm bảo tiêm phòng định kỳ vác xin Tụ huyết trùng cho đàn trâu bò theo đúng hướng dẫn của cơ quan thú y. Lưu ý tiêm phòng cả vác xin lở mồm long móng, khi vận chuyển ở nơi khác về cần tiêm cả một số loại thuốc phòng kỹ sinh trung đường máu (Azidin, Trypamydium …)
Đảm bảo vệ sinh chuồng trại và môi trường, thực hiện chuồng khô sạch, thoáng mát, hàng ngày quét dọn chuồng trại. Định kỳ phun thuốc sát trùng 2 – 3 lần/tháng, bằng một số loại thuốc sát trùng như Vikol, Haniodine10%, Halamit …
Cung cấp thức ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và đủ nguồn nước sạch cho trâu bò. Hàng ngày chú ý quan sát con vật, khi thấy biểu hiện không bình thường như các triệu chứng trên cần cách ly ngay con vật ra nơi khác để điều trị kịp thời.