Hiện tại như chúng ta đã biết, một mùa mưa lạnh nữa đã về, đây chính là mùa gây bất lợi nhất cho bà con nông dân. Cũng như là những người làm nông nghiệp. Lý do là bởi mùa mưa thì các mầm bệnh rất dễ sinh sôi, nảy nở, làm hư hỏng trực tiếp đến cây trồng. Do đó mà bà con gặp trở ngại rất lớn đối với thời tiết mưa, ẩm thấp như thế này. Đối với những bà con có kinh nghiệm lâu năm làm vườn, chắc hẳn sẽ hiểu rõ điều kiện thời tiết. Tuy nhiên với những người mới bắt đầu tham gia canh tác, thì quả thực đây là vấn đề khó khăn. Với lý do đó mà hôm nay, với bài viết dưới đây, chuyên mục nông nghiệp – phòng và trị bệnh cây trồng của chúng tôi. Xin được hướng dẫn quý bạn đọc cách xử lý sâu bệnh hại cây trồng vào mùa mưa này bạn nhé!
Mục Lục
Mùa mưa là mùa sâu bệnh dễ dàng để phát triển
Mùa mưa là mùa sâu bệnh dễ tấn công và gây hại nghiêm trọng cho khu vườn. Chính vì vậy, để ứng phó và giảm thiệt hại thì bạn cần trang bị kiến thức về những sâu bệnh vào mùa mưa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây cũng như cách xử lý với mỗi loại sâu bệnh. Tìm hiểu các loại bệnh vào mùa mưa.
Cách xử lý bệnh chết cây con
Nguyên nhân xuất phát của bệnh
- Bệnh do nấm Rhizoctonia solani và Pythium ultinum ở giai đoạn trước và sau nảy mầm.
- Mầm bệnh tồn lưu từ trong đất trong vụ canh tác trước, khi nhiệt độ và ẩm độ cao.
Những biểu hiện nổi bật
- Bệnh tấn công mọi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt giai đoạn cây con gây thiệt hại nặng.
- Giai đoạn cây con: cổ thân bị úng và dần teo tóp lại, cây bị ngã ngang. Nhưng lá còn xanh sau đó mới héo dần, bệnh nặng ở giai đoạn 5 – 10 ngày sau gieo.
- Giai đoạn cây lớn: bệnh gây hại trên thân đặc biệt là gốc thân, làm vỏ bị thối, thân bị nứt ra. Lá héo khô và rụng. Những cây yếu có thể sẽ bị chết.

Cách xử lý
- Trước khi trồng xử lí đất kĩ, dùng Trichoderma để phòng bệnh.
- Vệ sinh vườn sạch sẽ sau mỗi vụ thu hoạch, thu gom tàn dư trước khi trồng vụ mới.
- Nhổ các cây nhiễm bệnh để tiêu diệt nguồn bệnh trong vườn. Lựa chọn hạt giống sạch bệnh.
- Luân canh với cây trồng khác họ, mật độ trồng thích hợp.
- Chọn đất trồng dễ thoát nước, sử dụng phân hữu cơ hoai mục, không bón dư đạm. Bón phân cân đối đạm, lân, kali và trung, vi lượng.
- Dùng thuốc Mancozeb xanh hoà nước phun đẫm đất trước khi trồng có tác dụng phòng và diệt nấm bệnh.
- Sử dụng thuốc BVTV: Khi phát hiện bệnh nên sử dụng Amistar 250SC, Aliette, Bordeaux để phòng trừ.
Tìm hiểu về căn bệnh lỡ cổ rễ ở cây trồng vào mùa mưa
Những tác nhân bệnh lỡ cổ rễ (héo cây con, héo khô)
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn. Bệnh có thể tấn công cả giai đoạn sinh trưởng của cây. Thường gây thiệt hại nặng, thường xảy ra. Khi trồng cây lại trên đất cũ còn tồn lưu mầm bệnh và ẩm độ cao.
Triệu chứng bệnh lở cổ rễ
- Bệnh này chủ yếu tập trung ở phần cổ rễ, phần gốc sát với mặt đất.
- Dần dần phần vỏ này khô teo lại, khi gặp trời mưa hoặc độ ẩm cao sẽ bị thối nhũn, bong ra, trơ lại phần lõi gỗ của cây có màu thâm đen, cây sẽ héo dần và chết.
- Cây con: Cổ rễ bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang.
- Cây lớn: Bệnh xâm nhiễm ở gốc thân, làm mô vỏ bị thối nâu hoặc đen, phần bệnh hơi lõm, sau đó thân bị nứt ra, lá héo rồi rụng. Rễ bị thối và thường có màu nâu đỏ. Cây chậm phát triển và sau đó chết.
Cách xử lý (tương tự như bệnh chết cây con)
- Nhổ bỏ và tiêu hủy hết những cây bị bệnh để tránh lây lan khắp vườn.
- Cũng như bệnh chết cây con, sử dụng thuốc BTTV như Ridomil Gold, Booc đô, Dithane M45, Anvil 5 SC.
Căn bệnh thối nhũn vô cùng phổ biến ở cây trồng
Nguyên nhân do đâu?
Có thể do một hoặc nhiều loài nấm gây ra như Pythium sp., Rhizoctonia solani. Sclerotium sp., Fusarium sp… Hoặc vi khuẩn Eriwinia carotovora gây ra khi độ ẩm không khí cao và nhiệt độ từ 12 – 35 độ C.

Nguồn nấm bệnh tiềm ẩn trong đất, giá thể không sạch bệnh. Ngoài ra, thoát nước kém cũng làm cho nấm bệnh phát triển mạnh.
Triệu chứng bệnh
Lá rau nhiễm bệnh bị héo rũ vào ban ngày, ban đêm phục hồi. Nếu nặng thì héo hoàn toàn không phục hồi. Thân teo tóp, đoạn thân gần mặt đất bị nhũn, đọt cũng dần bị thối, có mùi hôi khó chịu. Đồng thời lan nhanh cả cây và cây khác.
Gợi ý cách xử lý cho bà con
- Sử dụng giống khỏe, không mang bệnh.
- Làm đất kĩ, phơi ải, xử lí bằng vôi để khử trùng đất.
- Trồng mật độ hợp lí, không quá dày.
- Lưu ý việc thoát nước tốt cho cây khi mưa lớn.
- Khi thấy dấu hiệu cây bị nhiễm bệnh, dùng thuốc BVTV như Ridomil Gold, Coc 85 để trừ nấm, Kasumin 2SL, Starner 20WP để trừ vi khuẩn.
Tìm hiểu cách phòng trừ một số sâu hại vào mùa mưa
Sâu tơ
Sâu tơ có màu xanh nhạt, sâu non mới nở đục lỗ ăn phần biểu bì dưới và thịt lá. Sau đó, sâu ăn thủng lá thành nhiều lỗ và chỉ còn lại gân lá. Sâu thường tập trùng nhiều ở mặt dưới lá. Biện pháp xử lí:
- Khi mới xuất hiện mới mật độ sâu ít, tiến hàng bắt sâu bằng tay vào sáng sớm.
- Sau khi thu hoạch chúng ta nên dọn dẹp sạch sẽ tàn dư của cây, đưa ra khỏi khu vực trồng để tiêu hủy.
- Trồng xen một số loại cây như cà chua, hành, tỏi,…có tác dụng xua đuổi sâu.
- Sử dụng chế phẩm sinh học: Chế phẩm Bacillus Thuringiensis, Neem Nim, Nano Gold Thảo dược.
Cách xử lý bọ nhảy
Bọ nhảy là bọ cánh cứng 2-3mm, màu đen, trên mỗi cánh có sọc vàng trên lưng. Ăn thủng lá làm thành lổ nhỏ có nhiều hình dạng khác nhau. Ngoài ra chúng thường nhảy đạp làm rau dập nát, đặc biệt trên rau cải, xà lách. Bọ nhảy phá hoại mạnh nhất vào giai đoạn chuyển tiếp giữa mùa nắng và mùa mưa. Sâu non ăn rễ, đục vào gốc cây làm cây sinh trưởng kém. Nếu mật độ sâu cao có thể làm cây héo và chết dần. Cách trị:

- Làm đất kỹ, dọn sạch tàn dư vụ trước, phơi ải và rải vôi 10 – 15 ngày để diệt sâu non còn trong đất.
- Không trồng các loại rau thuộc họ thập tự liên tục, nên luân canh với những cây khác như ngò, hành, cà, dưa leo, bầu, bí, chi mướp…
- Khi thu hoạch nên chừa lại một diện tích nhỏ để thu hút bọ tập trung vào đó rồi phun xịt thuốc hủy diệt chúng.
- Sử dụng thuốc hóa học: Configent để xử lí đất và bón thêm phân để cây phục hồi, dùng Sairifos, Basa,… phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Cần đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
Những chia sẻ trên về sâu bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa. Mong sẽ giúp bạn có thêm kiến. thức và có biện pháp xử lí kịp thời để khu vườn luôn tươi tốt trong mùa mưa này nhé.