Nhiều loài vi rút được biết là nguyên nhân gây bệnh đốm trắng dẫn đến chết tôm, và WSSV là loài khó ngăn chặn nhất do phạm vi ký chủ rộng, khả năng lây nhiễm và tỷ lệ chết cao. Lần đầu tiên được báo cáo tại Đài Loan vào năm 1992, vi rút nhanh chóng lây lan sang Nhật Bản và các nước châu Á khác, sau đó các trường hợp đầu tiên được báo cáo ở Nam Texas, Ecuador và Brazil. Tôm là động vật giáp xác, có hệ thống tuần hoàn hở, vi rút có thể dễ dàng lây lan đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể thông qua hemolymph và hình thành các sọc ngang đặc trưng có chiều rộng 20 nm.
Mục Lục
Nguyên nhân gây bệnh
Virus hội chứng đốm trắng (WSSV) là một virus lây nhiễm cao là nguyên nhân gây tử vong hàng loạt trên tôm sú nuôi như tôm sú (P. monodon) và tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) trên toàn thế giới. Tôm nhiễm thường được xác định bởi các đốm trắng trên vỏ của nó. Tỷ lệ tử vong cao là xảy ra từ 80% đến 100% chỉ vài ngày sau khi nhiễm. Phát hiện WSSV ở tôm là rất quan trọng cho việc quản lý các trang trại nuôi tôm. Như một biện pháp để giảm thiểu thiệt hại kinh tế nghiêm trọng; do sự bùng nổ của bệnh đốm trắng gây ra.
![Nguyên nhân gây bệnh](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/2-1.jpg)
Theo các nhà khoa học, tác nhân gây ra bệnh đốm trắng ở tôm bao gồm virus hoặc vi khuẩn gây ra. Bệnh thường có tốc độ lây lan rất nhanh và mức độ gây hại rất lớn. Thời gian gây bệnh thường từ tháng nuôi thứ hai trở đi. Khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều. Môi trường nước ao bị ô nhiễm, gây stress cho tôm. Mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào qua nguồn nước. Hoặc các loại ký chủ trung gian (cua, còng, cáy, chim..). Khi gặp thời thiết thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn; bùng phát gây ra dịch bệnh cho tôm.
Bệnh đốm trắng ở tôm
Để phòng bệnh đốm trắng cho TTCT nên sử dụng chế phẩm EM thứ cấp để xử lý ao, đáy ao trước khi thả và dùng chế phẩm sinh học EM thường xuyên trong suốt quá trình nuôi tôm. Một khi các vi sinh vật có lợi phát triển mạnh, chúng tiêu diệt các vi sinh vật có hại, vi khuẩn có hại giúp phòng bệnh tốt hơn. Người nuôi cần thường xuyên nắm bắt các thông tin về diễn biến dịch bệnh tại địa phương để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Khi vùng nuôi đã xuất hiện dịch bệnh mà ao nuôi nhà mình chưa có biểu hiện dịch bệnh, các hộ nuôi nên xử lý bằng các biện pháp sau: Không nên đến nơi phát dịch, hạn chế người qua lại các ao tôm. Trường hợp phải vào ao thì cần thay quần áo và lội qua bể nước khử trùng (Chlorine, formol 5%). Sử dụng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, đắp chặt cống cấp và thoát nước. Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng, cá… vào ao.
![Bệnh đốm trắng ở tôm](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/1.jpeg)
Phương pháp phòng chống
Căng dây và lắp hình nộm để chống chim cò vào ao. Hạn chế thay nước ao, kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi để điều chỉnh kịp thời; như tăng cường quạt khí, xiphong đáy ao, ổn định pH, độ kiềm. Đồng thời tăng cường bổ sung Vitamin C, men vi sinh, khoáng, vi lượng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm.
Nếu nước ao có màu trà đậm, kiểm tra thấy lượng Vibrio trong nước; tăng vượt ngưỡng thì nên khử trùng nước ao. Sau đó, phải bón ngay chế phẩm vi sinh để phục hồi lượng vi khuẩn có lợi trong ao. Thường xuyên kiểm tra sức ăn của tôm trong nhá, vó để điều chỉnh thức ăn phù hợp.
Xem thêm tại Tomloe.