Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi và Trung Đông, một thập kỷ trước, ít người biết nhiều về cá rô phi. Ngày nay, nó đã nổi lên trở thành nhóm loài thủy sản lớn thứ hai sau nhóm cá chép, với sản lượng thu hoạch trên toàn thế giới trên 2 triệu tấn (MT), chiếm khoảng 5% sản lượng nuôi trồng cá vây tay toàn cầu. Châu Á và Châu Mỹ Latinh là 2 khu vực sản xuất chính. Cá rô phi là loài có giá trị kinh tế khá thấp; tuy nhiên, có một thương mại quốc tế phát triển mạnh ở đầu ngành kinh doanh, đó là philê tươi và đông lạnh cho người tiêu dùng Hoa Kỳ và EU.
Mục Lục
Virus TiLV là tác nhân gây bệnh ở các loài cá rô phi nuôi
Tỷ lệ chết trong các ổ dịch tự nhiên khoảng 9 – 90%; bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu tập trung ở cá giống (cá con). Cá rô phi đỏ (cá điêu hồng) giống nuôi lồng bị nhiễm bệnh, tỷ lệ chết lên tới 90% trong vòng 1 tháng sau thả. Hiện nay, chưa có cách nào kiểm soát hiệu quả bệnh, vì vậy cần áp dụng các biện pháp nghi ngờ hoặc phát hiện bệnh do TiLV gây ra trên cá rô phi: Nếu có hiện tượng cá rô phi chết nhiều bất thường, phải báo ngay cho cơ quan thú y nơi gần nhất để triển khai kịp thời biện pháp phòng chống.
![Virus TiLV là tác nhân gây bệnh ở các loài cá rô phi nuôi](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/1-min-15.jpg)
Tuyệt đối không vận chuyển cá rô phi sống từ các ao nuôi đã bị bệnh sang các ao/vùng nuôi không bị bệnh để hạn chế lây lan; Không vứt cá chết, cá bệnh, xả thải nước ao nuôi bị bệnh nhưng chưa qua xử lý ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh; xử lý cá chết và chất thải theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Cá rô phi giống trước khi thả nuôi cần được lấy mẫu gửi cho phòng thử nghiệm có đủ năng lực để xét nghiệm sàng lọc đối với mầm bệnh TiLV; Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, tăng cường quản lý ao nuôi để hạn chế mầm bệnh lây lan qua dụng cụ, phương tiện và con người.
Bệnh nấm thủy mi và cách chữa trên cá rô phi
Bệnh gây thiệt hại không nhỏ cho nghề nuôi cá nước ngọt ở nước ta. Khi cá bị bệnh, có thể dùng dung dịch muối 2 – 3% tắm cho cá 10 – 15 phút hoặc dung dịch thuốc tím (KMnO4) với liều lượng 20 mg/lít tắm cho cá trong thời gian 15 – 20 phút. Để phòng bệnh, cần giữ môi trường trong sạch, giữ cho cá không bị xây xát; không kéo lưới hoặc vận chuyển khi nhiệt độ xuống dưới 200C. Tránh làm xây xát cá do đánh bắt, vận chuyển. Rắc vôi định kỳ xuống ao nuôi 2 lần/tháng và trước khi trời mưa 1,5 – 2 kg/100 m3 nước ao. Tăng cường cho cá ăn Vitamin C liều lượng 200 – 300 g/100 kg thức ăn.
![Bệnh nấm thủy mi trên cá rô phi](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/2-14.jpg)
Bệnh xuất huyết
Tác nhân gây bênh: Cầu khuẩn Streptococcus sp, Gram dương.
Dấu hiệu bệnh lý: Ðầu tiên cá yếu bơi lờ đờ; kém ăn hoặc bỏ ăn, hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, cơ quan nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng; thận, gan, lá lách mềm nhũn. Cá bệnh nặng bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi ra, bụng trương to. Phân bố và lan truyền bệnh: Bệnh gặp ở nhiều loài cá nước ngọt. Khi nuôi cá rô phi năng suất cao trong hệ tuần hoàn khép kín, cá dễ phát bệnh. Bệnh có thể lây cho người khi chế biến cá không vệ sinh an toàn.
Phòng trị bệnh:
- Bón vôi (CaO hoặc CaCO3 hoặc CaMg(CO3)2) tùy theo pH môi trường, liều lượng 1-2kg/100m3, 2 – 4 lần/tháng.
- Dùng Erythromyxin: trộn vào thức ăn từ 3-7 ngày, dùng 2-5 g/100kg cá/ngày. Có thể phun xuống ao nồng độ 1-2 ppm, sau đó sang ngày thứ 2 trộn vào thức ăn 4 g/100kg cá, từ ngày thứ 3-5 giảm còn một nửa. Thuốc KN-04-12 cho ăn 4g/1kg cá/ngày và 3 – 6 ngày liên tục. Vitamin C phòng bệnh xuất huyết, liều dùng thường xuyên 20 – 30mg/1kg cá /ngày, liên tục 7-10 ngày. Thuốc Doxycyline trộn vào thức ăn liều lượng 25-30gam/100kg cá/ngày,…