Ngoài bệnh đốm nâu, bệnh lở cổ rễ, bệnh sương mai hay bị các loại sâu xám, rệp sáp chích,… cây cà tím còn thường xuyên bị sâu đục trái gây hại, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trái cà và kinh tế của người nông dân.
Sâu bệnh hại đục cà tím là là loại bướm nhỏ, có sải cánh rộng 20-22mm và cánh màu trắng. Ban ngày thì chúng ẩn nấp dưới tán lá cây và trong các bụi cỏ dại ở trên ruộng hoặc xung quanh bờ hay đường đi, đến chiều mát thì bay ra hoạt động. Sau khi “vũ hóa” khoảng một ngày, sâu bệnh trưởng thành bắt đầu giao phối và sau đó khoảng 2-3 ngày thì con cái bắt đầu đẻ ra trứng. Trứng được đẻ thành các cụm ở mặt dưới của lá cây cà. Một con sâu bệnh cái có thể đẻ tới vài chục trứng.
Mục Lục
Dấu hiệu phát hiện sâu đục trái trên cây cà tím
Cà tím là loại rau được trồng khá phổ biến và dễ thích nghi với mọi điều kiện thời tiết trong năm, đặc biệt là trong mùa mưa, bà con rất thích trồng cà tím vì đỡ công tưới, cây phát triển tốt, nhưng bên cạnh đó, sâu bệnh phát triển rất nhiều, trong đó sâu đục trái xâm hại trên cây cà tím là loại dịch hại đáng quan tâm nhất vì chúng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất của trái.
![Dấu hiệu trái cà tím khó phát triển được do bị sâu bệnh hại](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/ca-tim-1.jpg)
- Sâu đục trái gây hại trên trái và tấn công trên cả đọt non.
- Ngọn cà tím bị héo toàn bộ cây.
- Trên trái, sâu đục vào bên trong để lại một lổ đục nhỏ. Những trái bị sâu gây hại, ruột trái bị rỗng do sâu ăn hết thịt và trái chứa đầy phân của sâu, trái bị hư một phần hoặc toàn bộ trái.
- Trái không phát triển được
Tác hại của sâu đục trái trên cây cà tím
Sâu đục trái gây hại trên cây cà tím làm ảnh hưởng nghiêm. Trọng đến năng suất và chất lượng của trái. Ngoài ra, khi cây cà tím bị sâu đục trái xâm hại. Cây không phát triển được,làm héo cây và thậm chí làm chết cây hàng loạt. Ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của bà con.
Ngoài đục trái, sâu còn phá hoại cành non, gây héo cành, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Sâu thường gây hại nhiều trong mùa mưa, nhất là vào thời kỳ có mưa lớn, ẩm độ không khí cao. Khi đẫy sức sâu hóa nhộng trên ngọn cây, trên lá giá, trên thân hoặc dưới thảm thực vật. Nhộng dài 10-12mm, bọc trong hai lớp kén dày màu hồng đậm. Sau khi vào nhộng khoảng 2 tuần thì vũ hóa thành con trưởng thành. Do đó, bà con cần phải có biện pháp ngăn ngừa và điều trị thích hợp để ngăn ngừa những tác hại mà sâu đục trái mang lại.
Cách ngăn ngừa sâu đục trái xâm hại cây cà tím
Để ngăn ngừa sâu đục trái xâm hại cà tím, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:
- Thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị. Ngăn ngừa sự xâm hại lớn của bệnh đến với cây cà tím.
- Trồng cây với mật độ thích hợp để ngăn ngừa sâu đục trái xâm hại.
- Vệ sinh đồng ruộng bằng cách thu gom và tiêu hủy những tàn dư thực vật có trong vườn cà để tránh sự phát sinh và gây hại của sâu đục trái và các loại sâu bệnh khác.
Xem thêm nhiều tin tức mới tại đây!
Cách tiêu diệt sâu đục trái trên cây cà tím
Để tiêu diệt sâu đục trái xâm hại trên cây cà tím, bà con nên áp dụng các biện pháp sau:
![Thường xuyên nhổ bỏ và tiêu diệt đi những lá và trái cà tím bị bệnh, yếu](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/ca-tim.jpg)
- Nhổ bỏ và tiêu diệt đi những lá và trái cà tím bị bệnh ,yếu, và bị sâu đục. Trái xâm hại để tránh đị sự lây lạn của mầm bệnh.
- Dùng biện pháp sinh học để bắt sâu, bà con không nên lạm dụng thuốc hóa học vì rất có thể gây chết hàng loạt ở ruộng lúa.
- Cho cà tim sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu BT
- Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu. BT cho cây trồng để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Có khả năng kháng lại bệnh và. Khả năng tự phục hồi của cây,giúp cây cho năng suất cao, kích thích. Phát triển hoa và hạt, giúp bà con có được một vụ mùa bội thu.