Rệp sáp có tên khác là Planococcus citri. Theo các tài liệu nước ngoài thì tên thông thường của nó là citrus mealybug (rệp sáp cam quýt và tiêu biểu trên cây bưởi). Rệp sáp cái hình bầu dục không cánh và dài 4mm, trên thân rệp có nhiều sợi sáp ngắn, dày màu trắng. Rệp đực thì mình thon dài khoảng 3mm có cánh, rệp đực không có sáp, mắt đen to, có râu và chân nhiều lông ngắn.Trứng rệp hình bầu dục, vô cùng nhỏ và dính với nhau thành ổ tròn còn bên ngoài có lông tơ trắng bao phủ. Rệp sáp gây hại cho cây cam, đặc biệt là bộ phận rễ cây cam
Mục Lục
Dấu hiệu cây cam bị rệp sáp ký sinh
Nói đến rệp sáp, người ta lại nghĩ rằng chúng chỉ gây hại trên lá và thân cây, nhưng rệp sáp lại gây hại đến cả bộ rễ của cây, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và sự sống còn của cây. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bà con tất cả các kiến thức cần thiết để tiêu diệt loài côn trùng nguy hiểm rệp sáp trên cây cam này.
Rệp sáp hại rễ ở cam có hình bầu dục, không có cánh, dài từ 2,5 đến 5mm, ngang từ 2 đến 3mm, màu hồng thân có phủ lớp sáp trắng, quanh thân rệp sáp có các tia sáp trắng dài, là đặc điểm để nhận dạng rệp sáp cái trưởng thành. Đối với rệp đực trưởng thành thì có thân dài 1mm, màu xám nhạt, có đôi cánh mỏng.
Rệp sáp đẻ 1 lần tầm 200 đến 250 trứng, phát triển và sinh sản nhiều nhất là vào mùa nắng. Vòng đời của rệp sáp cũng phụ thuộc vào thời tiết, biến động trong khoảng 45-60 ngày tuổi. Do vòng đời dài và khả năng sinh sản cao nên tác hại của rệp sáp hại rễ trên cây cam là không lường.
Triệu chứng khi cây bị bệnh
Rệp sáp hại cam di chuyển rất chậm. Thông thường, chúng phải nhờ một số loài kiến ( kiến hôi, kiến cao cẳng…) tha đi. Những con kiến này không chỉ tha rệp đến các bộ phận phía trên mặt đất của cây, mà còn tha chúng xuống cả bộ rễ của cây để gây hại. Rệp tập trung phá hại chủ yếu ở những rễ gần gốc và những rễ gần mặt đất.
Khi cây có những dấu hiệu sau thì bà con nên ngay lập tức điều trị và tiêu diệt rệp sáp hại rễ nhanh nhất có thể để tránh sự lây lan mạnh:
- Dấu hiệu đầu tiên là cây bị vàng lá, rụng nhiều
- Nếu mật độ rệp sáp gây hại cao, có thể làm cho bộ rễ của cây bị hư thối, tuột ra, không còn khả năng hút dinh dưỡng và nước cung cấp cho cây, làm cho cây bị suy kiệt, bộ lá vàng úa và chết hàng loạt.
![Khi bị rệp sáp ký sinh cây cam có dấu hiệu đầu tiên là vàng lá, rụng nhiều](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/765ec10d2737da698326-11.jpg)
Ngoài ra, rệp hại cây cam còn làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển, làm cho bên ngoài của rễ có màu đen, khó điều trị.
Click vào đây để xem thêm nhiều tin tức mới!
Phương pháp phòng ngừa rệp sáp ký sinh
Do rệp sáp rất thích trú ngụ ở dưới rễ của những cây cỏ “cứt lợn” quanh gốc, vì vậy dùng thuốc cỏ cháy nhanh Gramoxone 20 SL để xử lý toàn bộ cỏ trong vườn nhằm tiêu diệt nơi trú ngụ của rệp sáp mà không làm cho đất bị xói mòn khi có mưa.
Sau đó dùng cuốc xới một lớp đất sâu khoảng 10 – 20 cm vòng quanh cây theo hình chiếu tán lá, mỗi cây dùng khoảng 20 – 30 gr thuốc Diazan 10H có tính xông hơi mạnh rải vào đó rồi lấp đất lại để tiêu diệt kiến tha rệp di chuyển và các côn trùng gây hại trong đất.
Cuối cùng, dùng thuốc đặc trị rệp sáp ANBOOM 40 EC kết hợp với nước rửa bát. Mỹ Hảo (cứ 100 lít dung dịch thuốc pha thêm 15 ml nước rửa bát. Mỹ Hảo), dùng cần xịt đã tháo mắt phun cắt vát một góc. 45 độ rồi đập bẹt ống phun tạo thành các tia nhỏ nhưng rất mạnh.
- Cần phải duy trì độ ẩm cho cây và phòng trừ các loại kiến xung quanh gốc cây
- Thăm vườn cam thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị hợp lý
- Vệ sinh vườn, tránh tạo nơi ẩn trú của rệp
- Phun phòng định kỳ bằng chế phẩm sinh học trừ sâu BT
![Thăm vườn, vệ sinh vườn, tránh tạo nơi ẩn trú của rệp](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/images2748896_51.jpg)
Nếu thấy cây sinh trưởng kém, còi cọc, vàng héo, đầu lá quăn lại. Trái nhỏ lá bị úa đi mà trên cây lại có nhiều kiến lửa, kiến cao cẳng thì cần mòi. Đất kiểm tra bộ rễ để phát hiện rệp và có biện pháp diệt trừ rệp kịp thời.
Cách xử lý vườn cam khi rệp sáp ký sinh
Bà con cần phải có các biện pháp khắc phục đúng và. Hiệu quả nhất để tránh sự lây lan của rệp sáp hại rễ cam. Bà con có thể kham khảo một số biện pháp dưới đây:
- Sử dụngchế phẩm sinh học trừ sâu theo tỷ lệ: 0.25 lít chế phẩm. 18 lít nước phun cho cây cam, tưới gốc. Định kỳ 5-7 ngày/ lần. Rệp sáp sẽ bị tiêu diệt.
- Sử dụng kết hợp cùng chế phẩm sinh học dành cho cây. Cam giúp cây phục hồi lại sức sống sau khi bị rệp. Sáp xâm hại, kích thích ra quả và đọt nhiều, giúp bà con có được một vụ mùa bội thu.