Cá mè hoa chính là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng và kỹ thuật nuôi thì lại vô cùng đơn giản, cho ra lợi nhuận cao giúp cho người nông dân phát triển được kinh tế. Cá mè hoa là thuộc loài cá mè. Nó có một cái đầu không có vảy lớn, một cái miệng khá lớn, và đôi mắt nằm ở rất thấp trên đầu. Cá trưởng thành thì thường có một đốm màu xám bạc. Cá trưởng thành có thể là có kích thước khá lớn. Cá mè hoa có nguồn gốc từ những con sông lớn và các hồ vùng đồng bằng ngập lũ có liên quan của Đông Á.
Mục Lục
Dưỡng chất trong cá mè hoa
Cà mè hoa thịt béo ngon, có nhiều chất dinh dưỡng. Theo y học cổ truyền, cá mè hoa tính ôn vị ngọt, có tác dụng bổ tì vị, khoẻ gân cốt, ích thận khí, thích hợp đối với những người phong hàn đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nhiều đờm, thận suy, gân cốt yếu, lưng khớp đau, tì vị suy hàn, tiêu hoá kém, tứ chi phù. Trong dân gian thường dùng đầu cá mè hoa để bổ hư, trị chứng tai ù, mắt hoa, phong hàn, đầu đau, cá mè hoa còn có tác dụng hạ huyết áp.
Cá mè hoa có tốc độ tăng trưởng nhanh, làm cho nó là loài cá nuôi sinh lợi. Cá mè hoa chủ yếu ăn động vật phù du, nhưng cũng ăn thực vật phù du và mảnh vụn.
Các tác dụng của việc nuôi cá mè hoa

Theo các chuyên gia nông nghiệp, phát triển nuôi cá mè hoa còn có tác dụng làm sạch ao hồ, góp phần chống ô nhiễm môi trường nước vì cá mè hoa ăn sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ, vi khuẩn là nguồn gốc gây ra mùi hôi thối tại các ao, hồ ở nông thôn. Thường nuôi ghép cá mè hoa với cá mè trắng, cá chép, cá diếc…
Để tăng sức đề kháng cho cá khi chọn cá giống khoẻ mạnh, không bị xây xát, không dị hình. Không thả cá quá nhỏ, không nên nuôi cá với mật độ quá dày. Cá giống mới mua về cần để cá có thời gian quen dần với nước ao, bằng cách té nước ao vào thùng, chậu đựng cá giống hoặc ngâm cả túi cá xuống ao 15 phút để cho nhiệt độ trong túi và nước ao cân bằng nhau, rồi thả cá ra ao.
Phương pháp nuôi cá mè hoa
Trước khi thả cá nên tắm cho cá giống bằng nước muối nồng độ 2 – 3% trong 10 -15 phút. Không dùng phân chuồng tươi để bón cho ao; phân chuồng cần ủ với vôi (4 – 5 kg vôi/100kg phân chuông) trong 20 ngày trước khi sử dụng. Có thể bón vôi bột vào nước ao định kỳ mỗi tháng 2 lần (Bón 1 – 2 kg vôi cho 100m3 nước ao).
Môi trường sống của cá mè hoa: Nhiệt độ thích hợp từ 27 – 32oC, oxy hòa tan 0,64 mg/l. Diện tích nuôi ở ao đất: 100m2, nước ao sâu 1,2 – 1,5 m. Bờ ao ngăn được lũ, ao có nguồn nước tốt gần sông rạch, kết hợp với nuôi heo, trồng cây. Mật độ thả: 3 – 5 con (cỡ 2 – 2,5 cm). Bổ sung thức ăn cho cá gồm: Bột cá 10 – 15%, rau xanh 20 – 25%, cám, bắp: 60 – 70%.
Thức ăn được nấu chín nhừ, dẻo tạo thành viên thả vào sàn cho ăn (sàn cách mặt nước 40 – 50 cm), các loại rau, cỏ phải xắt nhỏ vừa miệng cá. Ngày cho ăn 2 lần, cho ăn rau xanh trước, thức ăn viên sau. Khẩu phần thức ăn ba tháng đầu 5 – 8%, về sau giảm 2 – 3% so với trọng lượng cá. Thường xuyên chăm sóc, kiểm tra, thay nước khi cá yếu.
Làm sao để tăng sản lượng cá mè hoa?

Do lượng động vật phù du trong ao luôn ít hơn thực vật phù du, khi cho cá ăn thức ăn nhân tạo như: Cám, bột mì, bột sắn… thì khả năng tranh ăn của cá mè trắng mạnh hơn cá mè hoa nên thường tỷ lệ nuôi giữa mè trắng và mè hoa thường từ 3 – 5/1.
Ao nuôi cá mè hoa là chính, 1 năm có thể thả 3 – 4 đợt giống. Trong điều kiện như vậy, để đảm bảo cá mè hoa luôn lớn nhanh hơn cá mè trắng thì phải:
- Nuôi ghép cá mè trắng cỡ nhỏ (50 – 100g/con) với cá mè hoa cỡ lớn (300 – 500g/con).
- Khống chế mật độ và cỡ cá mè trắng (khi cá mè trắng đạt 0,75 – 1kg/con thì thu hoạch ngay) rồi lại thả tiếp cá cỡ nhỏ (số lượng cá thả bằng số lượng cá thu).
Ở các ao, hồ, đầm vùng đồng bằng hay vùng trung du nước có nhiều mầu mỡ; thì thả cá mè hoa, trắm cỏ, trôi làm chính, ghép thêm cá mè trắng, cá chép, cá diếc. Số lượng cá mè thả chiếm 23 – 33% tổng số lượng cá. Năng suất đạt 1,8 – 3,7 tấn/1 ha, trong đó mè hoa chiếm 20 – 25% năng suất chung.
Trang tomloe.com xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.