Ấu trùng tôm càng xanh bị dính chân là một trong những vấn đề nan giải của ngành nuôi thủy sản. Chúng hoạt động mạnh nhất vào ban đêm, khi chúng ăn phần lớn ốc sên, ấu trùng côn trùng, giun, và nòng nọc lưỡng cư; một số ăn thực vật. Tôm càng xanh bắt đầu giao phối vào mùa thu và đẻ trứng vào mùa xuân. Trứng gắn vào bụng con cái sẽ nở sau 5 đến 8 tuần. Ấu trùng vẫn còn trên người mẹ trong vài tuần, thành thục sinh sản đạt được trong vài tháng đến vài năm. Hầu hết tôm càng xanh trưởng thành dài khoảng 7,5 cm.
Mục Lục
Ấu trùng tôm bị dính chân
Hiện tượng ấu trùng tôm bị dính chân do nhiều nguyên nhân gây ra. Khi ấu trùng bị dính chân cần giảm lượng thức ăn nhất là lượng tảo khô. Sử dụng hóa chất tẩy chất bẩn bám trên ấu trùng. Thay nước từ 20 – 50% kết hợp với vi sinh nhằm phân hủy nhanh chất bẩn và giúp vi sinh vật có lợi phát triển.
Bổ sung EDTA 10 – 30 ppm, 1ppm Vitamin C, 1ppm Vitamin tổng hợp giúp ấu trùng chống sốc môi trường. Nếu môi trường nước quá xấu, nước bẩn tạo thành sợi thì sử dụng lưới bắt để loại bỏ chất bẩn ra khỏi bể ương. Để phòng hiện tượng dính chân ở ấu trùng tôm cần thực hiện tốt khâu chuẩn bị nước và quản lý tốt môi trường bể ương trong suốt quá trình ương.Tắm kỹ ấu trùng trước khi bố trí vào bể ương để loại bỏ các chất bẩn bám trên ấu trùng trong quá trình ấp.
Cách xử lý
Xử lý nước thật kỹ trước khi cấp vào bể ương. Nếu dùng tảo khô cho ấu trùng ăn; chỉ được dùng khi ấu trùng đã chuyển hết sang giai đoạn Zoea 1; cho ăn với lượng vừa đủ tránh dư thừa. Tốt nhất khi tôm ở giai đoạn Zoea nên cho ấu trùng ăn bằng tảo tươi; giúp ấu trùng dễ bắt mồi và không làm dơ nước.
Sử dụng nguồn tảo tươi cho ăn phải chất lượng và không bị nhiễm tạp. Phải quản lý môi trường nước tốt, có thể kết hợp sử dụng một số loại vi sinh có lợi trong việc phân hủy phân và thức ăn dư thừa. Định kỳ xiphong và thay nước nhằm tạo môi trường sạch giúp tôm phát triển tốt nhất.
Cách phòng trị ấu trùng dính chân hiệu quả
- Sau khoảng 30 – 32 giờ thu Nauplius trong bể cho vào chậu; tiến hành sục khí nhẹ để giúp ấu trùng phân bổ đều. Sau đó, tiến hành tắm bằng hóa chất chuyên dụng; nhằm loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn bám trên ấu trùng trong quá trình ấp nở.
- Nước cần được xử lý kỹ trước khi thả Nauplius bằng việc sử dụng Clorine lọc qua lõi lọc; trước khi cho bào bể ương.
- Kỹ thuật quản lý môi trường nước tốt, kết hợp sử dụng các loại vi sinh có lợi giúp phân hủy phân và thức ăn dưa thừa, định kỳ xi phông và thay nước cho bể ương.
- Nếu cho ăn tảo tươi thì cần lựa chọn loại chất lượng tốt không có chứa tạp chất.
- Sử dụng trứng Artemia chất lượng cao, đã được xử lý trước khi cho ăn.
- Tốt nhất ở giai đoạn Zoea đến giai đoạn tôm Post nên cho ăn thức ăn tổng hợp Larviva giúp ấu trùng bắt mồi dễ dàng và không làm ô nhiễm môi trường nước nuôi. Đây là dòng thức ăn độc quyền có chứa
- Bactocell và B-WYSE TM giúp tôm tăng khả năng miễn dịch, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của nhóm vi khuẩn Vibrio trong đường ruột tôm, hạn chế tỷ lệ dị hình.
- Ấu trùng tôm bị dính chân mặc dù không nguy hiểm như các bệnh đốm trắng, EMS,.. nhưng chúng làm cho ấu trùng không thể bắt mồi, khó bơi lội, giảm tỷ lệ sống. Do đó, việc quản lý và lựa chọn thức ăn chất lượng cần được người nuôi chú trọng.
Xem thêm tại Tomloe.