Bệnh đầu vàng là một bệnh bị nhiễm vi rút trên tôm và tôm sú. Căn bệnh này được báo cáo lần đầu tiên ở Thái Lan vào năm 1990 và sau đó đã được báo cáo ở Châu Á và Châu Mỹ. Yellowhead là một loại virus RNA sợi đơn (ssRNA) cảm nhận dương tính, ban đầu được cho là có liên quan đến rhabdovirus nhưng hiện nay được biết là có liên quan đến coronavirus và arterivirus. Bệnh đầu vàng có thể được xác định bởi tỷ lệ chết cao và nhanh chóng ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của tôm.
Mục Lục
Bệnh đầu vàng là căn bệnh nguy hiểm đối với tôm
Tôm sú bị bệnh đầu vàng, bệnh do virus đầu vàng gây ra và gây tỷ lệ chết lên tới 100%. Hiện nay, bệnh đầu vàng trên tôm sú chưa có thuốc đặc trị, do đó phòng bệnh là cách hạn chế thiệt hại do bệnh hiệu quả nhất. Bệnh đầu vàng trên tôm là một loại bệnh nguy hiểm do virus hình que có kích thước nhỏ gây ra, nhân của virus có đường kính gần bằng 15mm, chiều dài có thể tới 800mm. Cấu trúc acid nhân là ARN có đặc điểm gần giống họ Rhabdoviridae hoặc nhóm virus dạng sợi của họ Paramyxoviridae.
![Bệnh đầu vàng là căn bệnh nguy hiểm đối với tôm](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/2-2.jpg)
Biểu hiện của tôm khi mắc bệnh đầu vàng
- Trong thời gian đầu bị nhiễm bệnh tôm có biểu hiện phát triển nhanh chóng, ăn nhiều hơn mức bình thường. Một vài ngày sau tôm ngừng ăn, 1-2 ngày thì tôm dạt vào bờ và chết; quan sát mang và gan tụy của tôm có màu vàng nhạt, toàn thân nhợt nhạt.
- Bệnh có thể gây ra tỷ lệ chết tăng dần có thể đến 100% trong vòng 7-10 ngày.
- Khi tôm bị nhiễm bệnh đầu vàng, toàn cơ thể nhợt nhạt, phần giáp đầu ngực phồng lên. Mang và gan tôm chuyển sang màu vàng nhạt.
- Tôm sẽ bị nặng thêm và gây chết nhanh khi vừa có dấu hiệu nhiễm bệnh đầu vàng vừa có bệnh đốm trắng.
Lưu ý: Bệnh đầu vàng trên tôm với các dấu hiệu không đặc trưng và tương tự với các dấu hiệu khác, vì thế bà con nên áp dụng thêm các biện pháp kiểm tra bệnh khác nhau để đưa ra kết luận chính xác nhất và phương pháp điều trị hiệu quả.
![Biểu hiện của tôm khi mắc bệnh đầu vàng](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/2.png)
Cách phòng bệnh hiệu quả
Để phòng bệnh đầu vàng trên tôm sú; nên áp dụng theo phương pháp phòng bệnh tổng hợp: Chọn con giống chất lượng, khỏe mạnh, không nhiễm bệnh; tuyệt đối không chọn mua tôm giống ở những cơ sở cung cấp thiếu uy tín; chuẩn bị ao nuôi thật tốt, diệt các loài giáp xác mang mầm bệnh trong ao nuôi, rào lưới. Nạo vét vùng đáy ao và bón vôi; sau đó phơi ao từ 5 – 7 ngày rồi cấp nước vào ao. Trong suốt vụ nuôi, cần bổ sung các chế phẩm vi sinh; xử lý nước ao nuôi tôm để kiểm soát mầm bệnh. Thường xuyên theo dõi sự phát triển của tôm; nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bệnh tốt nhất là thu hoạch ngay. Nếu thấy tôm còn quá nhỏ thì cần xử lý nước ao nuôi tôm trước khi tháo bỏ.
Bên cạnh đó, tránh vận chuyển tôm từ nơi có bệnh đến nơi chưa phát bệnh; để hạn chế sự lây lan thành dịch bệnh. Đối với những con tôm bệnh được vớt khỏi ao, cách tốt nhất là tiêu hủy; nước từ ao tôm bệnh không được thải ra ngoài môi trường; mà phải được xử lý bằng vôi nung hoặc clorua vôi trước.
Cập nhật thêm thông tin tại Tomloe.