Được biết, các loài cá chép có hệ miễn dịch đủ sức đề kháng, nhưng có một nhóm bệnh mà chúng phân bổ kém ổn định hơn. Trong số tất cả các bệnh khác nhau nổi bật là bệnh do vi rút và vi khuẩn, đó là nguy cơ cần được chú ý nhiều hơn. So với các bệnh khác đã trình bày, chúng nguy hiểm vì chúng phân bố trực tiếp đến tất cả các đại diện và hàng loạt có thể tiêu diệt một lượng cá đáng kể. Tỷ lệ người chết thực sự rất cao, và thiệt hại rất lớn về thủy sản. Để tìm hiểu cách đối xử với vật nuôi, trước tiên cần phải xem xét tất cả các kế hoạch phòng ngừa, cũng như các phương pháp thực hành độc đáo phù hợp với loài cá.
Mục Lục
Bệnh virus mùa xuân trên cá chép
Nguyên nhân là do virus Rhabdovirus carpio gây ra, chúng có dạng hình que, một đầu tròn như viên đạn, chiều dài 90 – 180 nm, rộng 60 – 90 nm. Bệnh chủ yếu gặp ở cá chép, virus gây bệnh từ giai đoạn cá giống đến cá thịt. Ngoài ra còn gặp ở một số loài cá khác như mè trắng, mè hoa, cá diếc, cá nheo. Hiện đã có vaccine cho bệnh này, tuy nhiên hiệu quả còn thấp và giá thành khá cao. Vì vậy, đề điều trị bệnh, cần trộn một trong các loại thuốc kháng sinh sau: Enrofloxacine, Amoxicillin… với liều lượng 2 g/kg thức ăn, cho cá ăn liên tục trong 3 – 5 ngày.
![Bệnh virus mùa xuân trên cá chép](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/1-1.jpeg)
Thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như xử lý đáy ao bằng vôi bột 7 – 10 kg/100 m2 trước khi nuôi. Thả giống đúng thời vụ, không nuôi mật độ dày, tắm cá giống qua nước muối 2 – 4 g/lít nước trước khi thả. Thay nước hoặc đảo nước trong ao khi thời tiết thay đổi. Định kỳ dùng chế phẩm sinh học như EMC, Bio-DW tạt xuống ao với lượng 1 – 2 lít/1.000 m³, hoặc dùng EMC-tỏi, trộn với thức ăn tinh cho cá ăn 3 – 4 ngày/tháng. Tạt muối xuống ao (2 kg/1.000 m³ nước, những ao rộng có thể treo túi vôi hoặc muối tại điểm cho ăn).
Bệnh kênh mang lây lan nguy hiểm
Bệnh kênh mang là một bệnh lây truyền giữa người, gia súc, gia cầm và cá do ấu trùng sán lá Centrocestus fomorsanus gây ra. Do ấu trùng sán nằm trong bọc ở các tơ mang nên hầu hết các hóa chất thông thường dùng để diệt ký sinh trùng cá như formaline, CuSO4, muối ăn, thuốc tím đều không diệt được ấu trùng. Để điều trị bệnh, cần sử dụng Praziquantel với liều lượng 50 – 75 mg/kg thức ăn.
Một liệu trình cho ăn trong 3 – 5 ngày, lượng thức ăn cho cá khoảng 10 – 15% trọng lượng cơ thể. Trong 1 – 2 ngày đầu trộn thuốc cá ăn ít, sau ăn tăng dần. Sau điều trị 2 – 3 ngày biểu hiện kênh mang sẽ giảm (nắp mang khép kín lại); cá hoạt động nhanh nhẹn trở lại, tại mang các ấu trùng bị tiêu diệt. Lưu ý, khi trộn thuốc Praziquantel vào thức ăn; cần có chất kết dính để thuốc không tan vào nước trước khi vào cơ thể cá.
Bệnh xuất huyết
Dấu hiệu bệnh
- Dấu hiệu bên ngoài: Vây, đuôi bị cụt dần, vảy tróc, mình bầm tím; tơ mang bị sơ rách gọi là xuất huyết ngoài.
- Dấu hiệu bên trong: ruột chướng hơi xuất hiện các bong bóng khí bên trong ruột,gan và mật sưng lên. Khi cá bị bệnh nặng thường nội tạng nhũn ra gọi là xuất huyết trong.
![Bệnh xuất huyết](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/1-min-13.jpg)
Biện pháp phòng bệnh
- Vào những ngày thời tiết mưa phùn mùa xuân cần phải tạt vôi; với liều lượng 1 –2kg vôi bột cho 100m3 nước ao nuôi.
- Định kỳ 15 ngày dùng các chế phẩm sinh học như Biobacter, Biopower tạt 1kg cho 8.000 – 10.000m3 nước ao nuôi sẽ xử lý nước đục, nước nhờn, váng nhớt, làm sạch nước, ổn định pH, hấp thụ độc tính, khử mùi hôi thối, phân hủy nhanh xác động thực vật, thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ.
- Bổ sung thêm vitamin C từ 200 – 300g cho 100kg thức ăn; thời gian cho ăn 2 – 3 ngày liên tiếp.
- Nuôi ghép với mật độ thưa, bình quân một sào ao bắc bộ thả 40 – 50 con cá chép.
Biện pháp trị bệnh
- Xử lý môi trường nước ao bằng BioIodine với liều lượng 1 lít; cho 5.000m3 nước ao nuôi hoặc xử lý bằng Vicato 1kg cho 3000m3 nước ao.
- Dùng kháng sinh trộn vào thức ăn như Amoxicillin, Sunfamid, Biogan 100g; cho 1 –2 tấn cá và cho ăn 5 – 7 ngày liên tiếp. Lưu ý ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi một nửa so với ngày thứ nhất.