Bệnh đường ruột ở tôm khá phổ biến, điều này gây ảnh hưởng đến sự thành công của vụ nuôi, nếu không có biện pháp phòng và điều trị bệnh có thể làm giảm năng suất và chất lượng. Khi tôm bị bệnh sẽ có một số dấu hiệu có thể nhận biết. Cần phát hiện sớm nhất có thể, để hạn chế thiệt hại kinh tế. Với bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp đến quý độc giả một số kiến thức cần thiết nhằm phòng và điều trị căn bệnh này, sau đây là thông tin chi tiết của tomloe.com, mời bạn đọc.
Mục Lục
Triệu chứng tôm mắc bệnh đường ruột
Dấu hiệu này có thể do nhóm ký sinh trùng Hexamita là ký sinh trùng chủ yếu gây viêm nhiễm đoạn ruột cuối của tôm, cá.
- Tôm giảm ăn rõ rệt.
- Tôm ít ăn chậm lớn.
- Đường ruột tôm bị đứt thành từng đoạn hoặc không có thức ăn trong đường ruột.
- Thức ăn trong đường ruột không cố định chuyển động khi lắc nhẹ thân tôm.
- Khi kiểm tra nhá, phân tôm không suông dễ rã, ngắn, màu sắc nhợt nhạt khác thuống với màu phân bình thường (thường kiểm tra sau bỏ nhá 15-20 phút).
Phương pháp phòng bệnh
![Phương pháp phòng bệnh đường ruột](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/1-9.jpg)
- Sử dụng các loại thức ăn chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng. Bảo quản thức ăn nơi khô ráo thoáng mát, tránh xa ánh sáng mặt trời.
- Theo dõi hằng ngày sức ăn của tôm để điều chỉnh cho phù hợp, tránh dư thừa. Phát hiện kịp thời tình trạng tôm bỏ ăn, phân trắng, đứt khúc để điều trị.
- Diệt các loài tảo độc để tôm không bị ngộ độc, bị phân trắng. Sau khi diệt tảo có thể dùng vi sinh xử lý đáy để làm sạch đáy và nước ao nuôi.
- Trộn men tiêu hóa và Vitamin C vào khẩu phần ăn của tôm. Để tặng đề kháng, kích thích đường ruột giúp tôm tiêu hóa tốt, tăng trưởng nhanh. Hạn chế tối đa bệnh đường ruột cho tôm, một số sản phẩm của nhiều doanh nghiệp thuốc thú y thủy sản giúp ổn định hệ tiêu hóa của tôm, giúp tôm tiêu hóa tốt các loại thức ăn công nghiệp.
- Thường xuyên kiểm tra nồng độ ôxy hòa tan trong ao đảm bảo > 4ppm, tốt nhất là 5ppm sẽ kích thích tôm ăn khỏe, lớn nhanh, ít bị các bệnh tấn công.
- Dùng vi sinh xử lý nước thường xuyên để làm sạch môi trường ao, không để ao bị ô nhiễm, từ đó hạn chế được các loài vi khuẩn, tảo độc, virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho tôm.
Phương pháp điều trị bệnh
Phát hiện sớm lúc mới bị nhẹ (dấu hiệu mờ khúc ruột cuối, chưa đứt khúc, tôm chưa rớt đáy):
- Trộn 25g/25ml vôi tôi Ca(OH)2 nguyên chất cho 1 kg thức ăn 5-7 ngày.
- Trộn 10-15g tỏi xay ngâm 1 giờ lấy nước cho 1 kg thức ăn 5-7 ngày.
- Cử sáng trộn vôi, cử trưa trộn tỏi, cử chiều trộn vôi.
![Phương pháp điều trị bệnh](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/1572041095326.jpg)
Phát hiện trễ khi đường ruột đã bị đứt khúc phần cuối và tôm đã rớt. Thì một số bà con đã phải dùng thuốc đặc trị. Lưu ý thuốc này thuộc danh mục cấm. Nên nếu buộc phải dùng thì chỉ điều trị 3 ngày và phải ngưng trước 25 ngày thu hoạch (chỉ điều trị bằng Metronidazol khi tôm còn nhỏ, nếu tôm lớn thì cần thu hoạch bán, không được dùng thuốc này):
- Metronidazol 8 viên (250mg) cho 1 kg thức ăn nếu chỉ cho lượng ăn 30-40% so với bình thường.
- Metronidazol 4 viên (250mg) cho 1 kg thức ăn nếu cho lượng ăn 50-60% so với bình thường.
Lưu ý quan trọng: Bà con nuôi tôm cần quan sát hàng ngày để phát hiện sớm nhằm điều trị bằng tỏi và vôi sẽ an toàn hơn cho đàn tôm của mình vì việc xử lý bằng Metronidazole là không bền vững cho trại nuôi về lâu dài cũng như không an toàn thực phẩm.