Cá chép là thực phẩm quen thuộc và được ưa chuộng ở nước ta, không chỉ có chất lượng thịt thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng. Vì nhu cầu tiêu thụ thịt cá chép ngày càng cao nên đã và đang có nhiều hộ gia đình nuôi loại cá này. Từ đó nâng cao nguồn thu nhập giúp họ thoát nghèo và phát triển kinh tế. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta, song đi cùng với đó vấn đề dịch bệnh đã phần nào kiềm hãm sự phát triển. Với bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp một số kiến thức giúp bà con nâng cao năng suất thông qua việc phòng và trị bệnh, sau đâu là thông tin chi tiết, mời bạn tham khảo.
Mục Lục
Đặc tính của cá chép
Trước khi biết được các cách phòng bệnh cho cá chép thì đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu qua về đặc tính của loại cá này có gì khác biệt với loài cá khác. Để có các biện pháp phòng bệnh phù hợp.
- Cá chép có tên khoa học là Cyprinus carpio. Đây là loài cá nước ngọt, và có thể sống trong môi trường nước lợ, hoặc ít nhiễm mặn. Chúng có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau.
- Được tìm thấy đầu tiên ở châu Âu và châu Á. Cá chép đã được đưa vào nuôi ở nhiều môi trường khác trên toàn thế giới.
- Độ dài tối đa là khoảng 1,2 mét và cân nặng tối đa là 37,3 kg và tuổi thọ là 47 năm. Ở Việt Nam, loại cá này còn có tên gọi khác là cá gáy.
- Loài cá này có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau. Nhưng môi trường thích hợp nhất vẫn là nơi có dòng nước chảy chậm và có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu, tảo). Cá chép là loại sống thành bầy đàn. Các nhóm cá chép có khoảng 5 cá thể trở lên.
- Đây là loài cá đẻ trứng vì vậy một con cá chép cái trưởng thành có thể đẻ tới 300.000 trứng trong một lần đẻ.
![Cá chép có tên khoa học là Cyprinus carpio](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/FB_IMG_15_636555144856115381_HasThumb.jpg)
Phòng bệnh tổng hợp cho cá chép
- Theo các chuyên gia, người nuôi cá chép cần thực hiện đúng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Như cải tạo ao nuôi triệt để, chọn con giống khỏe mạnh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trước khi thả giống, cần tiến hành tắm cá từ 5-10 phút với nước muối pha loãng. Cụ thể 2-3 kg muối/100 lít nước.
- Định kỳ sử dụng vôi hàng tuần với liều 1-2 kg/100m3 nước. Đồng thời treo các túi vôi tại các điểm cho cá ăn.
- Nên bổ sung các Vitamin và khoáng chất cần thiết vào thức ăn cho cá. Nhất là bổ sung Vitamin C. Để giúp cá tăng sức đề kháng và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản. Để xử lý và cải thiện môi trường nước ao nuôi.
- Cần chủ động được nguồn nước để thay khi cần thiết. Trong điều kiện nguồn nước thuận lợi bà con có thể thường xuyên thay và cấp nước mới cho ao. Lượng nước thay từ 20-30% lượng nước trong ao.
- Ngoài các biện pháp phòng bệnh tổng hợp kể ở trên. Bà con cũng có thể phòng bệnh cho cá bằng một số cây thảo mộc. Như thân cây chuối, củ tỏi, rau sam, cây nhọ nồi,…Và các cây thảo mộc khác.
![Biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá chép](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/48195694_589311448194685_3942412053649555456_n.jpg)
Biện pháp trị bệnh trên cá chép
Bệnh đốm đỏ
Đốm đỏ (RSD) là một căn bệnh nguy hiểm trên cá chép, còn có tên gọi khác là bệnh xuất huyết hay hội chứng viêm loét lây lan (EUS). Bệnh chủ yếu xuất hiện vào mùa xuân, đầu mùa hè và mùa thu. Khi nhiễm bệnh, cá chép có dấu hiệu bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt, da cá tối màu, mất nhớt, xuất hiện các đốm đỏ trên thân và các gốc vây quanh miệng, vảy rụng và bong ra, các vết loét ăn sâu vào cơ thể và có mùi tanh, hậu môn sưng đỏ, xuất huyết nội tạng,…
Cách điều trị: Xử lý môi trường nước bằng thuốc tím với liều lượng 1kg/1000m3 nước, hoặc BKC 1 lít/3000m3 nước. Dùng thuốc Tiên Đắc với liều lượng 1kg/1000kg thức ăn để điều trị bệnh, cho cá ăn liên tục trong 5-7 ngày kết hợp bón vôi, bổ sung chế phẩm vi sinh xử lý nước ao nuôi thủy sản, cấp thêm nước,…
Bệnh trùng mỏ neo
Bệnh chủ yếu gây tác hại lớn cho cá giống và cá hương, đối với cá lớn trùng mỏ neo ít gây hại hơn tuy nhiên lại tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân khác xâm nhập tấn công cá như: nấm, vi khuẩn,… tiềm ẩn nhiều nguy cơ chết hàng loạt.
Cá nhiễm bệnh thường có dấu hiệu: kém ăn, gầy yếu, các chỗ trùng bám vào bị viêm và xuất huyết,…Cách điều trị là sử dụng lá xoan bó thành từng bó rồi cho xuống ao, liều lượng 5-7 kg/100m2.
Bệnh thối mang
Đây là dịch bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, đầu hè và mùa thu. Bởi khi đó nhiệt độ thường vào khoảng 25-30oC, rất lý tưởng để bùng phát bệnh. Khi quan sát, bà con có thể dễ dàng nhận thấy cá tách đàn, bơi lội chậm chạp trên mặt nước, da cá chuyển dần sang màu đen, mang rách nát, thối rữa và dính đầy bùn, xương nắp mang và lớp biểu bì trong mang xuất huyết,…Cách điều trị là trộn kháng sinh (Erythromycine, Oxytetracycien) vào thức ăn và cho cá ăn liên tục 5-7 ngày. Kết hợp tạt vôi xuống ao với liều 1-2 kg/100m3 nước.
![Bệnh thối mang](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/phong-va-tri-benh-nam-mang-tren-ca-mot-cach-nhanh-chong-33029745_1640267752753018_5500293990097879040_n-1580802410.jpeg)
Kết luận
Trong kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm thì bên cạnh việc chuẩn bị ao nuôi cá chép kỹ lưỡng, mật độ thả cá giống phù hợp, tỷ lệ nuôi ghép,…Các biện pháp phòng trị bệnh góp phần không nhỏ. Giúp cá phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất vụ nuôi.
Như vậy, chúng tôi vừa chỉ ra cho bà con một số bệnh phổ biến trên các chép và cách phòng trị. Tất nhiên, khi nuôi thực tế cá chép vẫn có khả năng bị các dịch bệnh khác. Do vậy đòi hỏi bà con cần thường xuyên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia khi thấy cá có dấu hiệu lạ. Chúc bà con vụ mùa bội thu. Để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác. Hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ chúng tôi nhé.