Các bên liên quan trong ngành cá điêu hồng thường có sự nhầm lẫn về sự hiện diện của vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng gây bệnh và tỷ lệ mắc bệnh tại các trang trại. Mặc dù sự hiện diện của mầm bệnh là yếu tố cần thiết để bệnh phát triển, nhưng chỉ điều đó trong hầu hết các trường hợp là không đủ để gây bùng phát dịch bệnh. Trong thực tế, bệnh tật phát triển khi sự kết hợp nhất định của các yếu tố môi trường không tối ưu gặp nhau và mức độ căng thẳng của quần thể nuôi đạt đến mức gây bất lợi cho hệ thống miễn dịch của động vật. Ví dụ, nhiệt độ nước có thể tăng hoặc giảm tùy theo mùa và gây căng thẳng cho cá.
Mục Lục
Cách phòng trị tổng hợp trên cá điêu hồng
![Phòng trị tổng hợp trên cá điêu hồng](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/2-7.jpg)
- Từ khâu chọn giống là quan trọng nhất, giống mua ở những cơ sở uy tín, chất lượng ổn định, không xây xát, mất nhớt. Thuần dưỡng trước khi thả. Thả cá cẩn thận, khi trời mát, oxy nhiều. Mật độ nuôi vừa phải.
- Cho cá ăn đúng giờ, không cho ăn quá dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước; thức ăn đảm bảo chất lượng, không hư, mốc. Nên có sàng ăn để kiểm soát lượng thức ăn tốt hơn đối với nuôi ao.
- Trong khẩu phần ăn hằng ngày nên bổ sung thêm men tiêu hóa Bio Bactil với liều 2-3ml/kg thức ăn để tạo hệ vi sinh có lợi trong đường ruột cá, giúp cá tiêu hóa tốt hơn, cải thiện sức khỏe cũng như khả năng miễn dịch của cá.
- Để chống sốc cho cá khi thời tiết thay đổi cũng như bổ sung thêm khoáng chất, vitamin C, giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi, định kỳ phải sử dụng C vitan 1kg cho 1500-2000m3 nước.
- Phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe cá để có cách xử lý kịp thời khi có bất thường xảy ra, loại bỏ cá yếu, bệnh ra khỏi khu vực nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho vụ nuôi.
Cá bị bệnh do vi khuẩn Steptococcus gây ra
Vi khuẩn này phát triển mạnh ở môi trường có nhiệt độ nước 20 – 300C. Khi bị bệnh, cá có dấu hiệu hôn mê, mất phương hướng bơi lội. Vùng mắt bị thương tổn như viêm mắt, lồi mắt, chảy máu mắt. Xuất hiện các vết lở loét xuất huyết không lành ở quanh mắt; các gốc vây hoặc những vùng da hơi đỏ xung quanh hậu môn, sinh dục của cá.
Phòng bệnh bằng cách chuẩn bị ao, lồng bè tốt trước khi nuôi; đặc biệt là khâu xử lý đáy ao và xử lý nước. Khi thả giống nên tắm cá qua nước muối 2 – 3% trong thời gian 5 – 15 phút. Nên thả nuôi với mật độ vừa phải; trong quá trình nuôi cần theo dõi thường xuyên các yếu tố môi trường nước; nếu được nên duy trì hàm lượng ôxy hòa tan ở mức cao bằng máy quạt nước.
![Cá bị bệnh do vi khuẩn Steptococcus gây ra](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/1-min-8.jpg)
Định kỳ từ 7 – 10 ngày/tháng trộn vitamin và khoáng chất trong thức ăn; để tăng cường sức đề kháng cho cá khi nhiệt độ thay đổi. Khi có dấu hiệu bệnh, nên giảm một phần hoặc toàn bộ lượng thức ăn cho cá. Vớt bỏ cá chết, cá bị bệnh ra khỏi ao. Bệnh do vi khuẩn gây ra nên có thể được điều trị bằng kháng sinh; liều lượng và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Cách phòng trị bệnh do ngoại kí sinh trùng cho cá điêu hồng
Các bệnh do ngoại ký sinh trùng có tác động mạnh đến cá con trong quá trình ương. Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở ương giống có tỉ lệ hao hụt từ 50 – 70% chủ yếu là do cá con bị bệnh đốm trắng (trùng quả dưa tấn công), bệnh do trùng mặt trời, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh (Argulus và Ergasilus).
Để phòng trị bệnh, ở ao ương hoặc ao nuôi cá phải có sục khí. Khi phát hiện cá bị bệnh cần sử dụng Formol nồng độ 25 – 30 ml/m3 với thời gian dài và nồng độ 100 – 150 ml/m3 nếu trị trong 15 – 30 phút; CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2 – 5 g/10 m3 thời gian dài và từ 20 – 50 g/10 m3 trị trong 15 – 30 phút, cứ cách 1 ngày thì thực hiện 1 lần; muối ăn dùng để phòng và trị bệnh cho cá, nồng độ 1 – 3% với thời gian dài và 1 – 2% trong 10 – 15 phút.
Cập nhật thêm thông tin tại Tomloe.