Thực vật phù du có thể là một vấn đề nan giải trong nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nấm đồng tiền. Các quần thể được quản lý thích hợp có thể rất có lợi (“bạn”) đối với các hệ thống sản xuất nuôi trồng thủy sản, nhưng nếu được quản lý không đầy đủ, chúng có thể sinh sôi nảy nở ngoài tầm kiểm soát và có thể gây ra những tác động tiêu cực đáng kể (“kẻ thù”). Nhiều loài thực vật phù du có lợi trong nuôi tôm và cá về mặt dinh dưỡng và loại bỏ các chất dinh dưỡng quá mức, cũng là nguyên nhân gây ra sự thay đổi pH diel ảnh hưởng đến động lực của amoniac và hydro sulfua, cả hai trong đó có thể có độc tính cao đối với các loài nuôi trồng thủy sản.
Mục Lục
Nấm đồng tiền và mối nguy hại đến tôm nuôi
Loài nấm này gây thiệt hại không nhỏ cho các ao nuôi và rất khó xử lý nếu ao nuôi nào bị nhiễm loài nấm này. Tôm nuôi sẽ ăn phải các cá thể nấm và dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, tôm bị teo gan, ốp thân, không phát triển… Việc xử lý loài nấm này thông thường người nuôi thường dùng biện pháp cơ học; là chà, tẩy các cá thể nấm này khi phát hiện. Tuy nhiên, việc này vô tình làm cho bào tử nấm phát tán mạnh hơn; và các cá thể nấm khi bị chà bong tróc ra sẽ phát sinh độc tố khi tôm ăn phải.
![Nấm đồng tiền và mối nguy hại đến tôm nuôi](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/1-min-5.jpg)
- Thường gặp nhiều ở vùng nuôi tôm nước có độ mặn cao; thấy rõ khi chúng phát triển bám vào bề mặt bạt ao (bờ, nền đáy). Sau khi cấp nước vào ao được 7 – 10 ngày hoặc khi ao có tảo phát triển quá mức, tàn (sụp/rớt tảo) và nhiều chất thải hữu cơ, nấm bắt đầu phát triển với kích thước nhỏ đầu ngón tay út, rồi tăng nhanh kích thước sau vài ngày.
- Nấm có mùi tanh hấp dẫn với tôm. Tôm yếu thích ăn nấm, chúng bơi bám dọc mé bờ ao để tìm ăn. Nấm tiết ra độc tố, tôm mắc bệnh đường ruột; bỏ ăn (thức ăn viên công nghiệp), ốp thân, còi cọc, chậm lớn và có thể rớt đáy (chết).
- Khi tổ nấm hình thành, đó còn là nơi trú ngụ của rất nhiều địch hại; gây bệnh tôm như vi khuẩn, nguyên sinh động vật ký sinh,…
Tẩy và tiêu diệt tế bào nấm
Đối với các ao đã từng bị nhiễm nấm đồng tiền, thì bắt buộc khâu tẩy nấm và tiêu diệt bào tử nấm cần được chú trọng và xử lý một cách triệt để trước khi thả tôm, kết hợp với việc sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước nhằm ức chế vi khuẩn có hại và bổ sung lợi khuẩn cho môi trường. Đối với ao nuôi đang có tôm phải đặc biệt lưu ý khi dùng biện pháp cơ học như chà, tẩy các cá thể nấm, vì khi làm việc này có thể vô tình làm cho các bào tử nấm phát tán mạnh hơn và các cá thể nấm khi bị chà bong tróc ra sẽ phát sinh độc tố khi tôm ăn phải.
![Tẩy và tiêu diệt tế bào nấm](https://tomloe.com/wp-content/uploads/2021/10/3-5.jpg)
- Giảm và kiểm soát lượng thức ăn cho ăn, bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ hệ tiêu hóa tôm. Nâng cao độ đục hoặc mực nước nhằm làm giảm ánh sáng; ngăn cản cản sự quang hợp của nấm sẽ làm nấm chết. Tăng cường quạt nước, sục khí.
- Tránh cho ăn gần bờ. Thực hiện bổ sung chế phẩm vi sinh để ức chế nấm và vi khuẩn có hại. Sử dụng men vi sinh với liều cao liên tục tạt trực tiếp xuống ao; đặc biệt là khu vực dọc mép nước và chỗ xuất hiện nấm; sẽ ức chế nấm phát triển một cách hiệu quả và tự nhiên.
- Hạn chế việc phát tán bào tử nấm và phát sinh độc tố khi tôm ăn phải các mảnh vỡ của nấm, sau khi xử lý bằng các biện pháp cơ học (chà, tẩy nấm).