Bệnh viêm phổi do Mycoplasma, hay còn gọi là bệnh suyễn heo do loài vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae (MH) gây ra. Đặc điểm của bệnh là ho kéo dài nhiều tuần, và heo chậm lớn, sức kháng bệnh yếu. Nếu kết hợp với các vi trùng sẽ gây viêm phổi khác sẽ tạo nên tình trạng bị viêm phổi nặng với triệu chứng sốt cao, và ho nhiều, khó thở.
Mycoplasma được coi là nguồn gốc gây ra viêm đường hô hấp trên heo ở nước ta và ở các nước trên thế giới. Ở bài này sẽ trình bày 1 cách tổng quan về đặc điểm, dịch tễ, và cơ chế phát sinh, triệu chứng, và phương pháp chẩn đoán, các phương pháp phòng trừ, điều trị,… của bệnh này.
Mục Lục
Nguyên nhân gây bệnh
Do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua đường không khí qua các con đường sau:
- Tiếp xúc trực tiếp giữa mẹ và heo con (mũi và mũi) thường heo mẹ là những thú mang trùng (carrier swine) mầm bệnh khu trú trong đường hô hấp, dễ dàng truyền lây sang heo con.
- Mầm bệnh có thể phát tán qua không khí với đường kính lên đến 3 – 3,5 km. Đây là lý do chính gây nên sự nhiễm bệnh từ trại có bệnh sang trại chưa có bệnh. Bệnh do MH được xem là một bệnh có thời gian ủ bệnh khá dài (2 tuần) và sự truyền lây khá chậm.
Con đường lây truyền bệnh
- Bệnh truyền lây qua đường hô hấp. Vi khuẩn có sẵn trong đường hô hấp, khi gặp điều kiện bất lợi sẽ gây bệnh.
- Do tiếp xúc trực tiếp giữa heo bệnh và heo khỏe.
- Tiếp xúc giữa heo mẹ (có mang mầm bệnh) và heo con. Khi trong đàn có heo mắc bệnh, sau cơn ho các chất tiết với nhiều hạt nhỏ, lơ lửng trong không khí, heo khỏe mạnh hít phải sẽ mắc bệnh.
Triệu chứng khi phát bệnh
– Đặc điểm của bệnh là heo ho khan kéo dài, nhất là sau khi vận động, bị rượt đuổi, ho vào ban đêm, lúc sáng sớm.
– Heo giảm ăn, chậm lớn, sức kháng bệnh yếu. Vì thế rất dễ kết hợp với các vi trùng gây viêm phổi khác sẽ tạo nên tình trạng viêm phổi nặng với triệu chứng sốt cao, ho nhiều, khó thở.
Phương pháp điều trị
– Bệnh có thể điều trị bằng các loại kháng sinh thuộc nhóm Quinolones, Tetracycline hoặc Macrolides.
– Khi trong đàn heo có triệu chứng ho nhiều cần trộn một trong các loại thuốc sau đây vào thức ăn, cho heo ăn liên tục từ 7-10 ngày: BIO-TYLAN FORT, BIO-SPECLIN, BIO ANTI-MYCOPLASMA ®.
– Trên các heo có triệu chứng ho nhiều, sốt cao, khó thở nên tách ra khỏi đàn và tiến hành điều trị bằng cách tiêm một trong các loại thuốc sau:
- BIO-ANFLOX 100 + BIO-BROMHEXINE.
- BIO COLI MUTIN FORT.
- BIO SPIRA-COLISTIN.
- BIO-MARCOSONE ® + BIO-BROMHEXINE.
- Thuốc kháng viêm: BIO-DEXA ®, Thuốc hạ sốt: BIO-ANAZIN.C.
- Để tăng sức đề kháng cho heo nên cấp thêm BIO-CEVIT và BIO-B.COMPLEX ® .
- Lịch trình điều trị trung bình từ 5 – 7 ngày.
Phương pháp phòng bệnh
– Phòng bệnh bằng biện pháp quản lý:
- Chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ.
- Sát trùng chuồng, máng ăn, máng uống thật kỷ lưỡng.
- Hạn chế tắm heo, chỉ tắm trong trường hợp trời nắng nóng.
- Không nuôi nhốt với mật độ cao. Không nuôi heo ở các lứa tuổi khác nhau trong cùng một ô chuồng.
- Áp dụng biện pháp cùng vào cùng ra.
- Trường hợp sử dụng thức ăn bột, nên làm ẩm trước khi cho ăn để tránh bụi.
– Phòng bệnh bằng thuốc:
- Trộn kháng sinh vào thức ăn heo thịt trong 4 -5 ngày, định ký 3 – 4 tuần 1 đợt.
- Đặc biệt trộn kháng sinh vào thức ăn heo nái trước khi sanh 2 tuần trong 4 -5 ngày nhằm hạn chế sự lây lan Mycoplasma từ nái sang con. Tiêm phòng vaccin Mycoplasma cho heo con một mũi duy nhất vào lúc 21 ngày tuổi và có thể bảo hộ đến khi xuất chuồng (chỉ tiêm ngừa cho các heo con khỏe mạnh).
Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi.