Việt Nam lãng phí hàng tỉ USD hàng năm. Khi có đến 43 triệu tấn rơm nhưng chỉ một phần rất nhỏ được tái sử dụng. Trong khi đó thì mỗi tấn rơm được rao bán trên Amazon với mức giá cao từ 80 – 100 USD/tấn. Đây có thể nói là một tiềm năng vô cùng lớn cho nước ta. Nhưng Việt Nam lại chưa tận dụng được hết do thiếu thốn các kỹ thuật công nghệ. Muốn khai thác phụ phẩm rơm từ cây lúa thì phải cần có công nghệ và cơ giới hóa đồng bộ. Chẳng hạn như có máy móc để đồng thời vừa tuốt lúa và vừa đóng vào bao, phun hóa chất để biến rơm thành phụ phẩm để xuất khẩu.
Mục Lục
Tổng phụ phẩm nông nghiệp có số lượng lên đến hơn 150 triệu tấn
Đó là thông tin ông Tống Xuân Chinh, Cục phó Cục chăn nuôi (Bộ NN -PTNT) chia sẻ tại tọa đàm giải pháp phát triển nguyên liệu tận dụng phụ phẩm sản xuất thức ăn chăn nuôi; giảm phụ thuộc nhập khẩu do Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Và do Báo Nông thôn ngày nay tổ chức chiều 21/10 vừa qua tại Hà Nội.
Ông Tống Xuân Chinh cho biết, số liệu điều tra mới nhất; tổng phụ phẩm nông nghiệp hiện nay là 156,8 triệu tấn. Trong đó chỉ có 23% được sử dụng sang làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhưng chỉ có ngành thủy sản là tận dụng tốt nhất phụ phẩm thải ra trong trong quá trình chế biến. Điển hình là tách chiết collagen trong da cá tra để làm mỹ phẩm.
Ngành chăn nuôi với 61,4 triệu tấn phân gia súc gia cầm. Chỉ tận dụng được 23% để sản xuất phân bón hữu cơ. Còn ở ngành trồng trọt khoảng 88,9 triệu tấn. Nhưng chỉ đang tận dụng được 52% phụ phẩm. Còn lại 48% thì để phí hoài thối ngoài tự nhiên hoặc bị đốt bỏ.
Lãng phí phụ phẩm trong ngành nông nghiệp điển hình là rơm
Cũng theo ông Chinh, thực tế nguồn phụ phẩm nông nghiệp có tiềm năng rất lớn. Chẳng hạn như rơm, thân cây chuối, vỏ dưa hấu,… Nếu có công nghệ thì vẫn có thể chuyển sang làm thức ăn chăn nuôi.
Dẫn chứng về lãng phí phụ phẩm trong ngành nông nghiệp điển hình nhất hiện nay, theo ông Tống Xuân Chinh là rơm. Trên trang Amazon, mỗi tấn rơm Việt Nam đang được rao bán từ 80 – 100 USD. Trong khi ngành lúa gạo Việt Nam mỗi năm thải ra 43 triệu tấn rơm. Tính ra trị giá từ 2,3 – 3,3 tỉ USD.
“Thực tế chỉ một phần rất nhỏ rơm được tái sử dụng chế biến làm thức ăn chăn nuôi. Còn lại là để bỏ thối rữa ngoài tự nhiên hoặc đốt đi. Rất lãng phí và còn gây nhiễm môi trường”, ông Chinh nói.
Yếu tố quan trọng là công nghệ và sản xuất ở quy mô lớn
Cũng theo ông Chinh, để tái sử dụng được nguồn phụ phẩm này thì yếu tố quan trọng là công nghệ và sản xuất ở quy mô lớn. Ở Nhật Bản hiện đã có những dây chuyển công nghệ. Khi thu hoạch lúa thì đồng thời thu gom và nghiền rơm. Sau đó phun chế phẩm sinh học đóng luôn thành từng bao ủ chua làm thức ăn nuôi bò. Khảo sát tại Việt Nam nếu áp dụng công nghệ này vào ĐBSCL thì sẽ tận dụng. Tái chế thì sẽ tạo ra khối lượng lớn thức ăn phục vụ ngành chăn nuôi.
Đẩy mạnh việc tái chế sử dụng làm thức ăn chăn nuôi
“Bộ NN-PTNT đang xây dựng riêng một nghị định tạo cơ chế, chính sách; nhằm để thúc đẩy người dân, doanh nghiệp nghiên cứu. Ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Để phế phẩm của ngành này đồng thời là nguyên liệu đầu vào sản xuất của ngành kia. Trong đó sẽ đẩy mạnh việc tái chế sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Từng bước thay thế và giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu”, ông Chinh nói.
Xem thêm một số bài viết Thông tin kinh tế hữu ích khác!
Phải có các cánh đồng mẫu lớn để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới
Cần chủ động 1 phần nguồn nguyên liệu, cụ thể là ngô và đậu tương. Phải có các cánh đồng mẫu lớn để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới đưa máy móc vào. Mà muốn làm được điều này phải sửa Luật Đất đai, cho tăng ngưỡng số lượng đất đai được tích tụ. Bên cạnh đó, cần sử dụng hiệu quả nguồn phế phụ phẩm lớn. Coi đây là đầu vào hay nói đúng hơn là thực hiện nông nghiệp tuần hoàn.