Con bạn thích khoa học hay không thích khoa học? Bạn hoàn toàn có thể giúp con cảm thấy hứng thú với khoa học hoặc phát huy niềm đam mê khoa học bằng những thí nghiệm vui nhộn dành cho trẻ.
Để kích thích sự phát triển của trẻ nhỏ, cách tốt nhất là cho trẻ tiếp xúc với thực tế để trẻ hiểu hơn về thế giới xung quanh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thí nghiệm khoa học mà trẻ có thể tự làm. Cha mẹ hoặc giáo viên có thể để trẻ tự làm để kích thích sự phát triển tư duy của trẻ nhỏ.
Mục Lục
Thí nghiệm 1: Vòng tuần hoàn nước trong túi bóng
Bạn cần một túi nhựa nén, một ít nước, thuốc nhuộm thực phẩm màu xanh, một đôi tay và trí tưởng tượng.
Thí nghiệm: Nhỏ 4-5 giọt thuốc nhuộm vào nước. Để trông tự nhiên hơn, bạn có thể vẽ những đám mây và sóng nước trên bề mặt túi rồi đổ nước nhuộm màu vào. Dán chặt miệng túi và treo lên cửa sổ bằng một ít băng dính. Chờ đợi kết quả và bạn sẽ không phải thất vọng. Bạn đã có một chiếc máy tạo thời tiết ở nhà, trẻ sẽ thỏa thích ngắm những hạt mưa đổ vào biển cả.
Giải thích: Trái Đất có một lượng nước hạn chế, do đó hành tinh của chúng ta có hiện tượng tuần hoàn nước. Dưới ánh nắng mặt trời ấm áp, nước trong túi bốc hơi và trở thành hơi nước. Hạ nhiệt, nó biến đổi thành chất lỏng và rơi xuống như những hạt mưa. Hiện tượng này có thể quan sát thấy trong túi một vài ngày, nhưng nó xảy ra mọi lúc ở thế giới bên ngoài.
>>> Tham khảo thêm những bài viết về khoa học – công nghệ
Thí nghiệm 2: Hiện tượng vòi rồng trong lọ
Bạn cần nước, lọ thủy tinh trong suốt có đậy nắp (càng cao càng tốt), nước rửa bát, thuốc nhuộm, sequin (kim sa).
Thí nghiệm: Đổ nước đầy 3/4 bình và thêm một vài giọt nước rửa bát. Sau vài giây, thêm thuốc nhuộm và sequin. Những thứ này có tác dụng giúp bạn nhìn rõ vòi rồng hơn. Đóng nắp lọ, lắc theo chuyển động xoắn ốc và quan sát.
Giải thích: Khi lắc bình theo chuyển động tròn, bạn tạo ra một vòng xoáy nước như vòi rồng tí hon. Nước chuyển động nhanh quanh trung tâm xoáy nước là do lực ly tâm. Hiện tượng vòi rồng cũng xảy ra trong tự nhiên nhưng chắc chắn trẻ nên nhìn thấy nó chỉ trong lọ thí nghiệm ở nhà.
Thí nghiệm 3: Nước cầu vồng
Bạn cần một lọ thủy tinh, 5 cốc nhỏ, một cốc nước nóng, một chiếc muỗng, một ống tiêm và một đứa trẻ hảo ngọt. Bạn cũng cần một ít kẹo: 2 màu đỏ, 4 màu cam, 6 màu vàng, 8 màu xanh và 10 màu tím.
Thí nghiệm: Đổ 2 muỗng canh nước vào mỗi cốc. Cho kẹo đúng số lượng vào cốc theo từng màu. Nước nóng sẽ giúp kẹo hòa tan nhanh hơn. Nếu kẹo tan chậm, bỏ vào lò vi sóng trong 30 giây. Để chất lỏng nguội theo nhiệt độ phòng.
Sử dụng ống tiêm, đổ chất lỏng vào lọ thủy tinh, bắt đầu với cốc có lượng chất lỏng nhiều nhất (màu tím) và kết thúc với cốc có lượng chất lỏng ít nhất (màu đỏ). Sẽ tốt hơn nếu nhỏ các giọt nước vào cạnh bình để chúng rơi xuống từ từ. Kết quả là bạn sẽ có một cốc nước cầu vồng.
Giải thích: Toàn độ bí mật ở đây là mật độ chất lỏng. Các lớp dày hơn và nặng hơn di chuyển xuống dưới nhanh hơn, trong khi lớp mỏng hơn nổi trên bề mặt.
Thí nghiệm 4: Mực tàng hình
Bạn cần một quả chanh, tăm bông, một mảnh giấy, một chiếc lọ, bất kỳ vật gì để trang trí (trái tim, sequin) và rất nhiều tình yêu.
Thí nghiệm: Vắt một ít nước cốt chanh vào cốc rồi nhúng tăm bông vào đó. Sử dụng nó để viết thông điệp bí mật của bạn. Để dòng chữ hiện ra, bạn cần làm tờ giấy nóng lên (bằng cách ủi hoặc giữ tờ giấy phía trên ngọn lửa, vật nóng). Hãy chắc chắn không để trẻ làm việc này một mình.
Giải thích: Nước chanh là chất hữu cơ có thể bị oxy hóa (phản ứng với oxy). Khi gặp nhiệt độ cao, nó sẽ chuyển thành màu nâu và cháy nhanh hơn so với giấy. Nước cam, sữa, giấm, rượu, mật ong và nước ép hành tây có hiệu quả tương tự.
Thí nghiệm 5: Kẹo dẻo nhảy múa
Bạn cần kẹo dẻo, baking soda, giấm, thớt, dao và 2 cốc sạch.
Thí nghiệm: Cắt mỗi thanh kẹo dẻo thành 4 miếng dài. Nên nhúng dao vào nước trước khi cắt để không bị dính. Sau đó hòa tan 3 thìa baking soda vào nước ấm.
Đặt những sợi kẹo dẻo trong dung dịch baking soda và chờ khoảng 15 phút. Tiếp theo, lấy chúng ra và đặt vào cốc có chứa giấm. Chúng sẽ ngay lập tức sủi bọt, bắt đầu nhảy múa và nổi lên bề mặt.
Giải thích: Khi bạn đặt những sợi kẹo dẻo đã nhúng soda vào giấm, axit axetic phản ứng với bicacbonat có trong baking soda. Bọt cacbon dioxit xuất hiện trên những sợi dẻo này và kéo chúng lên bề mặt nước, khiến chúng như đang nhảy múa. Khi lên đến bề mặt, các bọt bóng vỡ và sợi kẹo dẻo rơi xuống đáy, sau đó lại sản xuất bọt bóng mới và nổi lên lần nữa. Để có tác dụng tốt nhất, hãy sử dụng chỉ 4 sợi kẹo dẻo ở một thời điểm để chúng có không gian tự do “nhảy múa”.
Thí nghiệm 6: Trứng lộn ngược lòng trắng và lòng đỏ
Bạn cần 1-2 quả trứng, băng dính, một chiếc tất da mỏng, một nồi nước.
Thí nghiệm: Trước khi bắt đầu, bạn nên quan sát quả trứng bằng đèn pin. Rất dễ nhìn xuyên qua. Sau đó bọc kín trứng bằng băng dính. Đặt trứng vào khoảng giữa tất, vặn xoắn hai bên. Cầm hai đầu tất và xoay trứng quanh trục của nó. Soi đèn pin thêm lần nữa để xem trứng sẵn sàng cho sự kỳ diệu.
Luộc trứng mà không cần tháo băng dính, đảo nó từ mặt này sang mặt kia. Luộc trong 10 phút, sau đó để nguội và bóc vỏ. Kết quả, bạn sẽ có một quả trứng với lòng đỏ bên ngoài và lòng trắng bên trong!
Thí nghiệm 7: Tờ giấy ma thuật
Chuẩn bị:
- Nước chanh,
- Tăm bông ngoáy tai,
- Giấy trắng,
- Bóng đèn điện.
Thí nghiệm:
- Vắt chanh vào bát, cho thêm vài giọt nước, dùng thìa khuấy đều.
- Dùng bông ngoáy tai nhúng vào hỗn hợp nước chanh và dùng nó để viết chữ lên tờ giấy trắng.
- Đợi đến khi nước chanh khô, lúc này mẩu tin nhắn sẽ hoàn toàn vô hình.
- Khi hơ nó trên ánh đèn điện hoặc lửa, sức nhiệt nóng sẽ làm cho dòng chữ đã viết hiện lên. Bé sẽ rất thích thú khi học được thí nghiệm này đấy.
Hiện tượng:
- Hơ tờ giấy lên ánh sáng mặt trời, đèn hoặc một nguồn cung cấp nhiệt khác chữ sẽ nổi lên
Giải thích: Chữ viết chuyển sang màu nâu là do chỗ giấy bị acid phản ứng gia nhiệt trước toàn bộ phần giấy còn lại.