Bệnh hô hấp trên gia súc sẽ có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm, và phổ biến nhất là giai đoạn chuyển mùa. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, và có thể do vi khuẩn hay virút như bệnh tai xanh, hay bệnh viêm phổi-màng phổi, tụ huyết trùng… ở lợn; hoặc bệnh viêm não-màng não huyết khối, viêm phổi… trên trâu bò. Do đặc điểm bệnh phát rất nhanh (như bệnh tụ huyết trùng, viêm dính phổi-màng phổi) cho nên việc điều trị cần phải khẩn cấp, và thuốc cần phải chọn lựa dạng tác dụng nhanh và có thể kéo dài để cắt cơn ở những lần tái phát sau đó.
Mục Lục
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh hô hấp do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể xếp vào 2 nhóm chính như sau: Do vi sinh vật và Do môi trường và chăm sóc quản lý
Vi sinh vật-Virus
- Do virus gây bệnh giả dại, virus gây bệnh Tai xanh; virus gây bệnh cúm, circovirus…
- Do vi trùng: Actinobacillus pleuropneumoniae (APP); Bordetella bronchiceptica, Haemophilus parasuis, Pasteurella multocida, Streptococcus suis, Salmonella cholera suis, Mycoplasma…
- Do ký sinh trùng : Do giun phổi, do sự di hành của ấu trùng giun tròn
Môi trường và cách chăm sóc
Bệnh hô hấp có liên quan rất mật thiết với tiểu khí hậu chuồng nuôi. Nếu các nguyên nhân sau đây tồn tại trong chuồng thì dễ gây bệnh hô hấp cho heo : Chuồng trại luôn ẩm ướt, ẩm độ cao; vệ sinh kém, nuôi nhốt heo chật chội, không thông thoáng; tồn đọng nhiều khí độc trong chuồng như NH3 , H2S, CO2…
Do nguyên nhân gây bệnh hô hấp cho heo quá đa dạng như vậy. Cho nên nếu dùng thuốc để điều trị hoặc phòng bệnh không phù hợp. Thì kết quả sẽ không như mong đợi là điều dễ xảy ra !
Tìm hiểu về cơ chế sinh bệnh
Trong số các vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, có một số vi khuẩn phổ biến như: Mycoplasma, Pasteurella multocida; Haemophillus parasuis, Actinobacillus pleuropneumoniae. Thường xuyên có mặt trong chuồng trại và trong vòm họng của heo.
Một khi sức đề kháng của heo bị suy giảm do đại thực bào bị hư hại khi heo bị nhiễm virus bệnh tai xanh. Niêm mạc và hệ thống lông rung đường hô hấp bị hư hại do nhiễm Mycoplasma. Hoặc khi nhiễm Cirovirus, các hạch bạch huyết bị viêm làm giảm khả năng diệt khuẩn.
Thêm vào đó, nếu điều kiện nuôi dưỡng kém, heo bị stress do môi trường. Vi khuẩn sẽ xâm nhập xuống phổi và gây viêm cấp tính. Trong số đó Pasteurella multocida thường gây bệnh cấp tính làm heo chết đột ngột; Actinobacillus pleuropneumoniae với ngoại độc tố gây tràn dịch phổi – màng phổi; và gây xuất huyết cấp tính tại phổi nên khi heo chết thường bị chảy máu mũi.
Heo con bị nhiễm Mycoplasma rất sớm, từ khi còn theo mẹ. Nhưng đến khi cai sữa do heo bị stress, bệnh mới phát ra.
Triệu chứng của bệnh
Đặc trưng của bệnh đường hô hấp là heo ho,sốt cao; khó thở, thở thể bụng, chảy nhiều dịch mũi; giảm ăn hoặc bỏ ăn.Một vài trường hợp có thêm triệu chứng chảy máu mũi. Để phân biệt bệnh viêm phổi do Mycoplasma thì heo ho to từng cơn dài 7-10 tiếng; ho mọi lúc: sáng sớm, chiều tối, sau khi ăn, bị rượt đổi v.v…
Biện pháp điều trị
Theo chúng tôi được biết, nếu sử dụng phương pháp kết hợp nhiều biện pháp để nâng sức cho gia súc; điều trị triệu chứng và phòng tránh nhiễm trùng kế phát bằng kháng sinh; thì thời gian sẽ kéo dài (có thể khoảng 7-10 ngày), hiệu quả thấp (khoảng 50-60%); và chi phí cũng như công sức sẽ rất lớn.
Để cho kết quả điều trị cao, chúng ta phải điều trị sớm và tích cực với các thuốc như kháng sinh, kháng viêm, hạ sốt, long đờm (BIO-BROMHEXINE), và vitamin.
Nên ưu tiên chọn các kháng sinh chưa bị lờn thuốc và cho kết quả điều trị cao như: BIO-CEP 5 hoặc BIO-CEFQUIN rất hiệu quả với các bệnh hô hấp thở thể bụng,tụ huyết trùng, nhưng lưu ý kháng sinh này không hiệu quả với bệnh suyển heo (Mycoplasma)
Trong khi đó thuốc BIO-TULACIN 100, BIO-MARCOSONE ®, BIO-FLORSONE 400 LA rất hiệu quả với các mầm bệnh do vi trùng gây ra, nguyên phát hoặc thứ phát, kể cả bệnh suyển heo doMycoplasma hyopneumoniae .
Biện pháp phòng ngừa
Người chăn nuôi phải dùng biện pháp tổng hợp gồm 4 vấn đề: (1) Tiêm vaccine + (2) sát trùng chuồng trại + (3) sử dụng thuốc + (4) chăm sóc quản lý tốt.
-Tiêm đầy đủ vaccine để phòng các bệnh truyền nhiễm, kể cả vaccine ngừa bệnh hô hấp khi heo còn khỏe mạnh. Nên chọn vaccine hô hấp loại đa giá.
-Chuồng phải được sát trùng định kỳ 7 ngày 1 lần với thuốc BIO-GUARD, giữ khô chuồng để giảm độ ẩm, chuồngphải thông thoáng. Tránh gây stress cho heo, đừng nhốt heo chật chội, nhập heo vào cùng lượt và xuất ra cùng lượt.
-Trộn một trong số những kháng sinh sau vào thức ăn để kiểm soát bệnh, dùng liên tục 5 ngày, vào những thời điểm như chuẩn bị cai sữa, thời tiết chuyển lạnh…BIO-CHLORTETRACYCLINE, BIO-AMOX+TYLOSIN, BIO-LINCOMIX, BIO-AMOXICILLIN… Sau mỗi đợt dùng kháng sinh, nên trộn BIOTIC vào thức ăn liên tục để cung cấp vi khuẩn có lợi, tăng sức đề kháng và giảm khí độc trong chuồng nuôi.
-Thức ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng,cần nhớ: Bổ sung 50-100 IU vitamin E cho một tấn thức ăn nếu trong đàn heo có biểu hiện của bệnh hô hấp. Cung cấp đầy đủ nước sạch mọi lúc cho heo uống.
-Sau cùng, đừng quên xổ giun cho heo với các thuốc như BIO-LEVAMISOL 10% hoặc BIVERMECTIN 1% ®.