Có thể bạn không biết, nhưng cha đẻ của máy ATM và xe lăn điều khiển bằng ý nghĩ đều là của người Việt Nam. Những phát minh của họ có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới, đồng thời đưa tên tuổi Việt Nam vươn ra ngoài Quốc tế.
Trên thế giới, Việt Nam có thể là một nước nhỏ. Nhưng tầm vóc trí tuệ, những việc người Việt Nam làm được thì không thua kém bất kỳ quốc gia nào. Nhắc đến Việt Nam, nhiều người nước ngoài vẫn chỉ nghĩ đến chiến tranh khi đây là đất nước từng đối đầu với 3 đế quốc lớn trên thế giới. Bây giờ, mọi thứ không chỉ dừng lại ở đó. Việt Nam đang từng bước khẳng định mình trên nhiều lĩnh vực khác như khoa học công nghệ, xã hội… Trên bản đồ công nghệ thế giới, đất nước hình chữ S đã đóng góp nhiều phát minh đặc biệt, có tác động lớn đến cuộc sống của chúng ta.
Mục Lục
Phát mình ra ATM (Máy rút tiền tự động)
Máy rút tiền tự động hay còn gọi là máy giao dịch tự động là một thiết bị ngân hàng giúp khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền, chuyển khoản, thanh toán dịch vụ… Máy ATM ngày càng quan trọng với cuộc sống con người nhờ sự tiện lợi mà nó mang lại. Nhưng chắc chắn ít người biết rằng cha đẻ của những chiếc máy ATM chúng ta sử dụng hàng ngày chính là một người Việt.
Trên thực tế, năm 1939, Luther George Simjian là người đầu tiên thiết kế và hoàn thành máy rút tiền trên thế giới. Tiếp đến, năm 1967, John Shephrd-Barron làm ra máy rút tiền điện tử đầu tiên (Anh). Còn ông Đỗ Đức Cường lại là người hoàn thiện cơ bản cấu trúc cốt lõi và mở rộng hệ thống ATM ra thị trường. Việc làm của ông được ví như bước tiến dài của nhân loại trong lĩnh vực ngân hàng.
Ông tên là Đỗ Đức Cường, một chuyên viên thông thạo nhiều lĩnh vực, sở hữu hơn 50 phát minh sáng chế có ích cho đời sống. Trước đây, ông Cường từng có 20 năm làm việc ở Citibank – một ngân hàng của Mỹ. Sau đó ông làm chuyên viên cao cấp cho ngành ngân hàng Hoa Kỳ. Từ năm 2003, ông Đỗ Đức Cường về nước và làm cố vấn cao cấp cho ngân hàng Đông Á.
Một lần, ông Đỗ Đức Cường đã phải đạp gần 2000km để đưa tiền viện phí cứu mẹ nhưng không kịp. Chính vì thế mà ông phát minh ra máy ATM để chuyển tiền qua lại có thể nhanh hơn.
Phương pháp mổ gan khô
Năm 1962, phương pháp mổ gan khô của Giáo sư Tôn Thất Tùng lần đầu tiên được công bố ra toàn thế giới. Tạo nên “cú nổ” trong giới y học. Đến tận bây giờ, nó đã trở thành một trong hai phương pháp cắt gan chính. Sau khi công bố phương pháp mổ gan khô, hàng trăm nhà phẫu thuật từ Mỹ, Úc. Đã gửi thư đến Hà Nội xin GS Tùng gửi thêm tài liệu để nghiên cứu. Cuốn sách Phẫu thuật cắt gan của Tôn Thất Tùng được in ở Pháp, sau đó dịch ở Nga. Phương pháp mổ gan khô của ông được đưa vào Bách khoa thư Nội thương – Phẫu thuật của Pháp và in trong các Tài liệu Sản khoa và Phẫu thuật của Mỹ.
Phương pháp mổ gan khô của Giáo sư Tùng có rất nhiều ưu điểm. Chẳng những thuận lợi, dễ thực hiện mà còn có thể giảm những rủi ro trong quá trình phẫu thuật, chi phí cũng rất ít; chỉ ngang với một ca cắt dạ dày.
Nói về GS Tôn Thất Tùng, thời điểm nhữg năm 60; ông được mệnh danh là nhà phẫu thuật có nhiều kinh nghiệm cắt gan nhất thế giới. Cũng nhờ phương pháp mổ gan khô mà GS Tùng được Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris tặng Huy chương Lannelongue; một loại huy chương dành cho những người có đóng góp lớn về lĩnh vực phẫu thuật.
Phương pháp tạo tế bào gốc từ màng cuống rốn
Đây là một trong những sáng chế khiến cả thế giới trầm trồ ngưỡg mộ. Chủ nhân của phương pháp này là tiến sĩ Phạm Toàn Thắng. Ông đã sản xuất thành công tế bào gốc từ màng cuống rốn. Tìm ra công nghệ này mang đến ý nghĩa rất lớn. Nó là câu trả lời cho tất cả những khó khăn. Trở ngại của công nghệ tế bào gốc thời điểm đó.
Phương pháp tạo tế bào gốc từ màng cuống rốn giúp chữa lành các vết thương về da vì bỏng, tiểu đường, loét do phóng xạ. Không những vậy, các chị em còn có thể dùng nó để chăm sóc sắc đẹp. Tế bào gốc màng dây rốn còn cho phép ghép tế bào gốc đồng loại. Mà không cần sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Bản thân nó đã có tính kháng nguyên và miễn dịch thấp rồi. Vì vậy khả năng thải ghép rất thấp.
Tìm ra công nghệ nano làm sạch nước
Năm 2011, nghiên cứu sinh Nguyễn Thành Đông và Hoàng Diệu Hưng đã vượt qua hàng trăm đề tài đến từ nhiều nơi trên thế giới để giành chiến thắng tại cuộc thi quốc tế về Giải pháp thông minh cho môi trường do Bộ Môi trường phối hợp cùng Viện hàn lâm Quốc gia CH.Séc tổ chức.
Hai nhà khoa học trẻ người Việt đã sáng chế ra công nghệ nano. Giúp loại bỏ triệt để thạch tín (asen) trong nước. Phát minh đó đã giúp làm sạch các nguồn nước bị ô nhiễm thạch tín bởi nhà máy nhiệt điện, mỏ than ở Cộng hòa Séc.
Phát minh ra xe lăn điều khiển bằng ý nghĩ
Lại thêm một sáng chế mang tầm ảnh hưởng lớn của người Việt. Chiếc xe lăn điều khiển bằng ý nghĩ hay còn gọi là xe lăn thông minh Aviator do GS.TS.Hùng Nguyễn (Nguyễn Tấn Hùng) tạo ra. Phát minh này đứng thứ ba trong danh sách 100 phát minh hàng đầu của Úc vào năm 2011.
Theo đó, chiếc xe lăn có hai điện cực gắn vào đầu người ngồi để nhận tín hiệu từ não. Sau đó truyền thông tin cho bộ phận điều khiến xe. Nó cực kỳ có ích cho người bị khuyết tật nặng. Chỉ cần những hành động đơn giản như lắc đầu, suy nghĩ, ánh mắt và chiếc xe sẽ làm theo mệnh lệnh của người ngồi. Nó có thể tránh các chướng ngại vật khi di chuyển nhờ có chiếc camera được gắn trên xe. Phải mất 10 năm thì ông hùng và các cộng sự mới có thể tạo nên chiếc xe đặc biệt này.
Bộ tiết kiệm xăng cho xe máy
Anh Đặng Hoàng Sơn – thành phố Vĩnh Long đã phát minh ra bộ tiết kiệm nhiên liệu. Giúp xe máy có thể đi được từ 65km – 80km/lít xăng; giúp giảm được 20-30% xăng. Sử dụng bộ tiết kiệm nhiên liệu này còn giúp tăng công suất của động cơ và tuổi thọ của xe.
Thủy tinh thể thay thế cho mắt người già
Dr. Randal Pham, tức bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, chủ tịch Hội Y Bác sĩ người Mỹ gốc Việt. Đã phát minh ra một loại thủy tinh thể có khả năng điều chỉnh độ nhìn gần xa, rộng hẹp như một loại kính đa tròng. Phương pháp mới giúp những người có bệnh về mắt không phải đeo kính.
Dập lửa bằng sóng âm thanh
Trần Việt, một sinh viên người Việt và bạn học của mình là Seth Robertson. Đã chế tạo ra một thiết bị đặc biệt có thể dập tắt những ngọn lửa nhỏ bằng âm thanh. Thiết bị này ngăn oxy tiếp xúc với nhiên liệu cháy bằng cách sử dụng một loa siêu trầm để phát ra âm thanh có tần số thấp, trong khoảng 30-60 hertz.